Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tiểu Luận

Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tiểu Luận

Nguyên tắc phát triển bền vững trong du lịch thiết lập sự cân bằng phù hợp giữa các khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Trong quá trình vận hành, tính bền vững thể hiện ở khía cạnh hướng tới giảm thiểu tác động đối với môi trường và văn hóa địa phương, đồng thời góp phần tạo ra thu nhập, việc làm và bảo tồn các hệ sinh thái tại đó.

Nguyên tắc phát triển bền vững trong du lịch thiết lập sự cân bằng phù hợp giữa các khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Trong quá trình vận hành, tính bền vững thể hiện ở khía cạnh hướng tới giảm thiểu tác động đối với môi trường và văn hóa địa phương, đồng thời góp phần tạo ra thu nhập, việc làm và bảo tồn các hệ sinh thái tại đó.

Bảo tồn và nâng cao giá trị văn hoá – xã hội

Du lịch bền vững không gây tổn hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng mà là chất xúc tác nâng cao giá trị văn hoá và truyền thống địa phương. Du lịch bền vững khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, công ty du lịch, và quản lý chính quyền) tham gia trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ. Sự tham gia đầy đủ sẽ đảm bảo việc phân bố lợi ích và chi phí du lịch công bằng với mỗi bên.

Hoạt động du lịch phát triển kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.

Bài đọc nhiều nhất Digital Strategy 12/12/2024

Kinh doanh du lịch giúp tạo ra các nguồn kinh phí để bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống,… Tuy nhiên, có nhiều thách thức trong việc gìn giữ các di sản. Ví dụ : văn hóa đặc đặc sắc của các dân tộc thiểu số dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. Hay các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng bằng các vật liệu đất nung như di tích Mỹ Sơn – Quảng Nam khó bảo tồn nguyên vẹn do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Do đó, nhu cầu bảo tồn di sản bền vững ngày càng cấp thiết hơn.

Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm ổn định cho địa phương cũng như rất nhiều các bên liên quan. Việc thực hiện kinh doanh du lịch đa dạng sẽ không được phép phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế mà có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng cũng như cho chính các doanh nghiệp tổ chức.

Có thể thấy phát triển du lịch bền vững mang lại nhiều lợi ích lớn như góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ); tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương; góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí), …

Hình dưới đây cho thấy ngành du lịch tại 10 quốc gia có tỷ lệ đóng góp vào GDP cao nhất năm 2019, lên tới gần 10 % đối với Mỹ và hơn 8% với% với Trung Quốc – những nước hàng đầu trong phát triển du lịch bền vững.(2)

Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP của Việt Nam cũng ngày càng tăng, từ 6,3% năm 2015 lên 9,2% vào 2019.(1)

Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng của ngành du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nhiều địa phương khác. Các ngành thương mại, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông… nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, góp phần thay đổi diện mạo của nền kinh tế – xã hội Việt Nam.

Tóm lại, du lịch bền vững là một quá trình liên tục đòi hỏi phải theo dõi liên tục các tác động của nó, nhằm đáp ứng hài hòa cả 3 tiêu chí :

Nguồn tham khảo: (1) Vietnamtourism. 2020 Tốc độ tăng trưởng khách cao, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội (2) Visualcapitalist. 2020 Visualizing the Countries Most Reliant on Tourism (3) Booking.com Báo cáo Thường niên về Du lịch Bền vững

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 11/12, tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Tháp, tại Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã gặp mặt, tặng quà cho đại diện 80 hộ gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh lão thành trên địa bàn tỉnh. Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư.;

Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng như thế nào?

Du lịch đại chúng thường chỉ hướng đến mục tiêu duy nhất là lợi nhuận của bên tổ chức, không có mục tiêu cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Ví dụ, với những vùng biển cần được bảo tồn, thì các hoạt động du lịch đại chúng tại đó có thể mang đến những tác động xấu do việc thiếu kế hoạch và quản lý hiệu quả. Khai thác nhiều năm có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chính những chuyến du lịch đại chúng này phụ thuộc vào. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các đe doạ tác động tới môi trường và văn hóa xã hội có thể chỉ được điều khiển thông qua các kế hoạch được lập ra và quản lý cẩn thận của du lịch bền vững.

Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch đa mục đích: lợi tức, môi trường và cộng đồng ngay từ khi bắt đầu, nhằm mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, hướng dẫn du khách và cả cộng đồng địa phương. Trong kế hoạch này thường có sự tham gia của các bên liên quan, hướng tới địa phương nơi du khách sẽ tới. Các bên liên quan bao gồm các thành viên cộng đồng địa phương, chính quyền, tổ chức phi chính phủ cũng như ngành du lịch, du khách và nhiều nhóm khác. Tất cả cần phối hợp để tạo ra các tổ chức kinh doanh về du lịch bền vững nhằm đem lại các lợi ích địa phương và khả thi về mặt kinh tế. Đặc biệt các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng sẽ được bảo vệ để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội.

Du lịch có mối quan hệ đặc biệt, hai chiều với môi trường. Chất lượng của môi trường là yếu tố cần thiết cho sự thành công của du lịch, vì đây thường là yếu tố thu hút mọi người đến thăm một địa điểm và thuyết phục họ quay trở lại. Do đó, nguyên tắc của du lịch bền vững là giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm,…) đồng thời có những tác động góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan,… thông qua việc quản lý vùng, bảo tồn và nâng cấp di sản, giảm ô nhiễm do rác thải, tăng cường nghiên cứu giải pháp khoa học để bảo vệ môi trường.

Tại châu Âu, nơi du lịch là ngành kinh tế lớn thứ ba với uớc tính số lao động là 17 triệu người và đóng góp gần 10% tổng sản phẩm quốc nội của EU thì cơ quan Môi trường Châu Âu đã tiến hành xây dựng cơ chế báo cáo về mối quan hệ du lịch và môi trường, với hệ thống chỉ số du lịch Châu Âu về quản lý điểm đến bền vững (ETIS), được phát triển như một phần hành động của EU thúc đẩy du lịch bền vững.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017, nhiều chỉ số liên quan đến môi trường của Việt Nam đạt mức thấp như mức độ bền vững về môi trường xếp hạng 129/136, mức độ chất thải hạng 128/136, tình trạng phá rừng hạng 103/136, hạn chế về xử lý nước thải hạng 107/136,…)(1). Hiện tại 2021, Việt Nam đang triển khai nhiều mô hình, sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Trong đó, bước đổi mới quan trọng là gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong cải thiện môi trường du lịch; xây dựng chương trình tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử của cộng đồng dân cư đối với khách du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch trong các khách sạn, khu du lịch.

Điển hình có thể kể đến vùng biển Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Với diện tích khoảng 15 km2, Cù Lao Chàm không chỉ là nơi bảo tồn nhiều loài động thực vật quý hiếm, mà còn là một di tích văn hóa lịch sử gắn với sự phát triển của thương cảng Hội An trước đây. Sau 10 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm được phục hồi tương đối nguyên vẹn và trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Quảng Nam và khu vực miền Trung nước ta. Năm 2019 đã đánh dấu mốc 10 năm kể từ ngày Cù Lao Chàm chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Thế giới.