Một số từ vựng liên quan đến trường, lớp chuyên:
Một số từ vựng liên quan đến trường, lớp chuyên:
Một số khách sạn sẽ cung cấp các chương trình đào tạo tiếng anh cho nhân viên, nếu bạn đang làm việc tại khách sạn. Các chương trình này có thể là một phần việc training, hoặc là khách sạn sẽ yêu cầu bạn học.
Nếu bạn chưa làm việc tại khách sạn, bạn có thể chuẩn bị cho kỹ năng tiếng anh của bạn bằng các tìm một công việc với những kỹ năng tương tự. Ví dụ như thư ký, tiếp tân, nhân viên tiếp thị sẽ giúp bạn tiếp xúc với tiếng Anh tương tự như tại khách sạn. Và nó có thể giúp bạn có một CV tốt hơn.
Học tiếng Anh từ bạn bè cũng là phương pháp hữu hiệu giúp tăng phản xạ trong giao tiếp (Ảnh-Internet)
Nếu như bạn không có cơ hội với những phương pháp trên, bạn cũng có thể thực hành với bạn bè của mình. Đóng vai là người khách và nhân viên khách sạn. Luyện tập mỗi ngày hoặc hàng tuần để nâng cao khả năng phản xạ, cũng như trao đổi kiến thức chuyên môn cũng là cách hiệu quả để nâng cao.
Nếu bạn đang học tiếng anh để nâng cao cơ hội việc làm của bạ thì tiếng Anh chuyên ngành khách sạn có thể là cơ hội tốt nhất để bạn đạt được điều đó. Nhớ rằng, việc học tiếng anh chuyên ngành chỉ là gợi ý nếu như bạn muốn làm việc trong dịch vụ khách sạn. Nếu như bạn học cả tiếng anh thông dụng và tiếng anh chuyên ngành, bạn sẽ dễ dàng tìm được một công việc, hoặc là làm việc tốt hơn trong lĩnh vực này.
Đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm là thế mạnh của EIV Education (Ảnh-EIV)
Khoá học lấy thực hành làm tôn chỉ nâng cao kỹ năng, kiến thức cho từng học viên. Giáo viên sẽ tích hợp để từng học viên có thể giải quyết các tình huống khác nhau với từng du khách, từng đối tượng. Từ đó có cái nhìn khái quát để đưa ra những lời khuyên, sửa đổi sao cho phù hợp.
Theo trang Face the Fact, chỉ riêng “ngành công nghiệp khách sạn” (hospitality industry) đã tạo ra gần 300,000 công việc năm 2011. “Hospitality” ám chỉ đến ngành công nghiệp lớn bao gồm dịch vụ cung cấp thức ăn và chỗ ở.
Học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn mang đến cho bạn những cơ hội thăng tiến trong cuộc sống (Ảnh-Internet)
Không phải bất kỳ khách du lịch nào cũng biết tiếng bản địa, nhưng chắc chắn rằng họ sẽ biết Tiếng Anh, dù là chút ít. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới, là ngôn ngữ chung của nhiều quốc gia.
Tuy vậy nhưng tiếng Anh được sử dụng trong lĩnh vực khách sạn không phải là tiếng anh thông thường. Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn sẽ mang tính chất trang trọng và lịch sự, bên cạnh việc bao hàm nhiều tiếng anh chuyên ngành được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Dịch vụ khách sạn phát triển tỉ lệ thuận với nhu cầu nghĩ dưỡng của du khách (Ảnh-Internet)
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra điểm khác biệt giữa tiếng Anh chuyên ngành khách sạn và tiếng anh thông thường. Bạn sẽ biết được việc học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn sẽ giúp ích gì cho bạn và công việc.
Nếu bạn làm việc tại khách sạn, công việc của bạn là đảm bảm cho khách hàng của mình một nơi ở tốt, và có những trải nghiệm tốt nhất tại khách sạn của bạn. Cho dù bạn là người giữ cửa, tiếp tân hay bất kì vị trí công việc nào, bạn đều phải cần biết Tiếng Anh chuyên ngành. Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn khác với tiếng Anh thông thường như thế nào? Cùng EIV Education tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Làm việc tại khách sạn đồng nghĩa bạn phải lặp lại câu nói rất nhiều lần. Thậm chí có những câu nói bắt buộc bạn phải lặp đi lặp lại cả ngày trời. Ví dụ như :
“I hope you enjoyed your stay. How will you be paying today?” (Tôi hy vọng là bạn thích căn phòng. Bạn sẽ thanh toán như thế nào?)
Đây cũng là một tin tốt nếu như bạn lo lắng về việc sai sót trong câu nói của mình vào những ngày đầu tiên đi làm. Càng giao tiếp với nhiều người, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn và cảm thấy tự tin hơn, và khả năng nói tiếng anh của bạn sẽ trở nên mượt mà..
Làm trong môi trường khách sạn, dù bạn là ai, ở vị trí nào thì bạn đều bắt buộc phải biết tiếng Anh (Ảnh-Internet)
Twin room: Phòng gồm có 2 giường đơn
Triple room: Phòng gồm có 3 giường nhỏ hoặc 1 giường lớn + 1 giường nhỏ dành cho 3 người
Quad room: Phòng thiết kế cho 4 người
President Suite/Presidential Suite: Phòng tổng thống
Standard room: Phòng tiêu chuẩn
Superior room: Phòng có chất lượng cao
Deluxe room: Phòng bố trí có view đẹp, tầng cao
Connecting rooms: Phòng thông nhau với phòng khác
Adjoining rooms: Hai phòng liền kề chung một vách tường
Smoking/ Non-Smoking Room: Phòng hút thuốc/ không hút thuốc
Queen size bed: Giường ngủ đôi lớn, đủ cho 2 vợ chồng và 1 con
Super king size bed: Giường ngủ siêu lớn
California king bed: Giường ngủ trong các khách sạn 5 sao
Games room: Phòng chơi trò chơi
Cabana: Phòng có bể bơi/ bể bơi liền kề phòng
Hầu hết trong mọi tình huống, nhân viên khách sạn phải luôn giữ phép lịch sự, kể cả khi xảy ra những vấn đề khó khăn và mọi thứ trở nên hỗn loạn. Khi đó, bạn nên giữ bản thân bình tĩnh và lịch sự, giải quyết sự việc đó với khuôn mặt vui vẻ.
Luôn có những ngôn từ thích hợp khi bạn muốn kiểm soát các vấn đề. Ví dụ:
“I’m sorry to hear that you’re not happy with your room, please, let me know what I can do to help make your stay more enjoyable.”
Luôn giữ thái độ hòa nhã, lịch sự với khách hàng là yếu tố bắt buộc của những người làm dịch vụ khách sạn (Ảnh-Internet)
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở trong một khách sạn đẹp đẽ, tiếp tân chào hỏi bạn:
Cũng trong tình huống đó, nếu tiếp tân nói:
Không giống nhau chút nào, đúng không? Làm việc tại khách sạn đồng nghĩa bạn phải sử dụng những từ ngữ trang trọng hơn, cho dù bạn đang nói chuyện với ai thì mọi du khách đều đáng để nhận được sự phục vụ tiêu chuẩn cao.
Lớp học thực hành kỹ thuật gien, được dạy bằng tiếng Anh, tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM - Ảnh: Đ.L
Sau một năm thí điểm, đến năm 2014 ĐH Quốc gia TP.HCM đã nhân rộng Đề án tiếng Anh tăng cường dành cho sinh viên không chuyên ngữ gồm tiếng Anh tổng quát và giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Có 52 môn học trong 23 ngành đã được xây dựng và giảng dạy bằng tiếng Anh (chiếm 28% tổng số ngành của 5 trường thành viên ĐH này).
Tuy nhiên, việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh gặp nhiều khó khăn mà trước hết là khó thu hút sinh viên (SV). Phát biểu tại buổi tọa đàm thách thức và giải pháp giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ do Ban chỉ đạo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức trong tháng 9, tiến sĩ Nguyễn Trí Nhân, quyền Trưởng khoa Sinh học - công nghệ sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên, cho biết việc thuyết phục SV tham gia lớp học tiếng Anh rất khó. “Giảng viên phải làm nhiều thứ để SV thấy được đây là cơ hội rèn tiếng Anh chuyên ngành không mất phí mà không trung tâm ngoại ngữ nào có thể dạy được”, tiến sĩ Nhân cho biết. Tuy nhiên, ở môn thực tập kỹ thuật gien do tiến sĩ Nhân giảng dạy chỉ có 56 SV đăng ký tự nguyện tham gia lớp tiếng Anh trong khi có đến 151 SV chọn lớp tiếng Việt. Sau thời gian học thử có 5 SV xin rút lui để quay về chương trình tiếng Việt. Kết quả của lớp tiếng Anh có 5,4% SV đạt loại giỏi, trên 44% loại khá, trên 37% trung bình và gần 2% loại kém.
Phải có trợ giảng giải thích bằng tiếng Việt
Còn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM phải tổ chức đồng thời cả lớp tiếng Việt và tiếng Anh, SV không hiểu tiếng Anh có thể chuyển qua học lại lớp tiếng Việt. Tuy nhiên đại diện trường cho biết phải làm nhiều cách, thậm chí tặng quà để thu hút SV tham gia lớp học tiếng Anh.
Năm 2012, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM thử nghiệm dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh nhưng không thành công. Bởi cùng mức độ đề trong bài thi kết thúc môn học, SV học bằng tiếng Việt đạt trên 80% trong khi học bằng tiếng Anh chỉ đạt 50%. Năm 2014 trường này tiếp tục chọn ngẫu nhiên 5 lớp để triển khai và mở rộng ra 10 lớp trong năm 2015. Theo tiến sĩ Vũ Đức Lung, Phó hiệu trưởng nhà trường, do chọn ngẫu nhiên lớp học, trình độ SV khác nhau nên việc dạy học rất khó khăn. Ở các lớp này, giảng viên dạy lý thuyết bằng tiếng Anh nhưng thực hành trợ giảng phải giải thích lại bằng tiếng Việt.
Có nhiều nguyên nhân khiến SV sợ học chuyên ngành bằng tiếng Anh. Theo đại diện các trường, nguyên nhân chủ yếu do khả năng ngoại ngữ còn hạn chế của SV. Tình trạng này phổ biến ở nhiều trường. Theo kết quả khảo sát tiếng Anh đầu vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2014, dù chỉ thi 2 kỹ năng nghe và đọc hiểu trên máy tính nhưng rất ít SV đạt tới trình độ A2 - trình độ tối thiểu đủ để bắt đầu chương trình tiếng Anh tổng quát.
Theo tiến sĩ Nguyễn Trí Nhân, việc dạy tiếng Anh tổng quát chưa tốt, chỉ chú trọng ngữ pháp, từ vựng, SV chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng nghe - nói - đọc - viết khiến SV khó theo dõi khi nghe giảng bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nguyên nhân một phần còn từ phía giảng viên vì không phải trường nào cũng đủ giảng viên có khả năng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Đại diện Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết theo đúng lộ trình của đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, đến lúc này trường phải đưa vào giảng dạy môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh. Tuy nhiên đến nay một số khoa mới đang trong quá trình chuẩn bị do năng lực còn hạn chế. Để triển khai phải có chương trình, đội ngũ giảng viên, SV đáp ứng đầu vào ngoại ngữ. Trong đó, giảng viên phải là người dạy chuyên ngành giỏi ngoại ngữ chứ không phải giảng viên ngoại ngữ đơn thuần. Tuy nhiên, hiện chỉ một số khoa có sẵn đội ngũ giảng viên đi học từ nước ngoài về như: công nghệ thông tin, hóa, toán, lý… Cũng theo đại diện này, trường phải có chính sách khuyến khích giảng viên dạy bằng tiếng Anh vì giảng viên phải đầu tư nhiều công sức hơn khi dạy bằng tiếng Việt.
Cũng vấn đề này, tiến sĩ Trương Vũ Khanh, khoa Kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết tỷ lệ chung SV/giảng viên của khoa này 15/1, trong đó tỷ lệ SV/giảng viên có thể sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy lên tới 130/1. Tương tự, khoa Công nghệ sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM hiện cũng có khoảng 20 trong tổng số 50 giảng viên có khả năng sử dụng tiếng Anh giảng dạy. Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Trí Nhân cho rằng giảng viên cũng cần tự rèn luyện kỹ năng tiếng Anh của mình để phát âm chuẩn, dùng từ chính xác và nói đúng ngữ pháp.
Trước thực tế này, PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng cần triển khai một cách cẩn thận và bắt đầu từ bước nhỏ, thậm chí có thể dạy song ngữ cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh trước khi tiến tới dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
ITT – Tại các trường phổ thông và đại học Việt Nam, các bộ môn được giảng dạy bằng tiếng Anh đang ngày càng phổ biến. Điều này tạo nhiều cơ hội cho sự tiếp nhận kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, tiếng Anh chuyên ngành trong những bộ môn này lại gây nhiều khó khăn trong quá trình học.
Tại các trường phổ thông, các môn khoa học bằng tiếng Anh (Toán Lý Hóa Sinh bằng tiếng Anh) nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh. Mô hình chương trình tích hợp tạo điều kiện cho học sinh biết thêm nhiều tri thức và cập nhập cải cách lẫn đổi mới ở mỗi môn học. Còn tại các trường đại học, một số môn học mang tính kết nối quốc tế cao như marketing, quản trị kinh doanh, kinh tế học… được giảng dạy bằng Anh ngữ. Đây là một trong những môn học có sức hút lớn với sinh viên bởi đem đến cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên sau khi ra trường. Tuy nhiên, dù ở bậc phổ thông hay đại học, tiếng Anh chuyên ngành ở các bộ môn này đều gây nhiểu trở ngại cho người học.
Khác với tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành đòi hỏi độ chính xác cao trong cả cách sử dụng lẫn cách phát âm. Sự nhầm lẫn những thuật ngữ này dễ làm mất điểm trong bài kiểm tra. Lượng thuật ngữ chuyên ngành vốn đã trừu tượng, khó nhớ, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành lại càng khó nhớ, khó hiểu hơn. Do đó, người học phải hết sức kiên trì, nỗ lực khi học các môn học bằng tiếng Anh.
Tiếng Anh chuyên ngành đòi hỏi người học không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phải thành thạo đọc – hiểu tiếng Anh để có thể nghiên cứu, tra cứu tài liệu và theo kịp bài giảng của giáo viên. Thiếu một trong hai điều này, học sinh dễ rơi vào tình trạng mơ hồ, khó ghi nhớ các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành. Tuy việc học tiếng Anh chuyên ngành không hề dễ nhưng đây là bệ phóng hoàn hảo cho sự thăng tiến trong học tập và công việc, đồng thời cũng là bàn đạp đưa người học đến con đường du học và tu nghiệp tại nước ngoài.
Ở một số trường học tại Việt Nam, tiếng Anh chuyên ngành được tách riêng thành một bộ môn. Tuy nhiên, thời lượng cho bộ môn này vẫn còn rất ít và giáo viên đảm nhận được bộ môn này cũng rất hạn chế. Do đó, khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của học sinh, sinh viên khó được giải quyết. Học sinh, sinh viên có thể tìm đến các khóa học tiếng Anh và các môn học bằng tiếng Anh để được giảng dạy kỹ hơn về tiếng Anh chuyên ngành.
Intertu Education hiện đang chiêu sinh khóa học tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh thiếu nhi, tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Mọi thắc mắc và đăng ký xin liên hệ trực tiếp, qua email hoặc hotline để được tư vấn miễn phí.
Khách sạn là nơi nghỉ ngơi của du khách, gia đình hoặc doanh nhân sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Bên cạnh đó, dịch vụ khách sạn cũng là nơi cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lao động. Nếu làm việc trong lĩnh vực này, đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng đặc biệt, cụ thể là thành thạo kỹ năng nói Tiếng Anh.