Sở cảnh sát thành phố Lewiston (bang Maine, Mỹ) ngày 25.10 công bố danh tính nghi can vụ xả súng là ông Robert Card (40 tuổi).
Sở cảnh sát thành phố Lewiston (bang Maine, Mỹ) ngày 25.10 công bố danh tính nghi can vụ xả súng là ông Robert Card (40 tuổi).
Thứ nhất, theo anh là mấy bạn QC có suy nghĩ gần với BA hơn. Nên nếu các bạn mới ra trường, có khả năng lập trình và các bạn cũng muốn chọn BA, thì bạn nên đi theo hướng QC, sau đó chuyển sang BA sẽ dễ dàng hơn.
Thứ hai là các bạn nên đi học và luyện tập nhiều về tiếng Anh.
Thứ ba là mặc dù chưa ai “phong” cho bạn chức danh BA, nhưng trong dự án, chắc chắn có nhiều lúc phát sinh những việc có tính chất giống với công việc của BA. Khi đó, các bạn cứ tự tin tình nguyện nhận công việc đó để mình tập làm quen.
Ví dụ thông thường trước dự án BA có một buổi trao đổi yêu cầu khách hàng cho cả team. Sau đó, BA chuyển qua viết yêu cầu khách hàng cho những dự án tiếp theo.
Thì nếu em là QC, em định hướng chuyển sang BA thì em hãy cố nghe kỹ mọi thông tin trong buổi họp đó hoặc em làm việc riêng với BA để hiểu thêm về yêu cầu khách hàng.
Tiếp theo, em nói với các bạn developer là: “bạn nào có gì không hiểu thì trước khi qua hỏi BA có thể hỏi tôi trước; nếu tôi không trả lời được, tôi sẽ qua hỏi BA để trả lời thêm cho các bạn.”
Tự nhận những trách nhiệm như vậy giúp em gần gũi và dễ dàng chuyển đổi công việc của mình hơn.
Về điểm cộng thì thứ nhất, với vị trí là một BA, em sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng, nhiều bạn developer, QC, QA. Vì vậy em sẽ phát triển được kỹ năng giao tiếp.
Điểm cộng thứ hai là em được biết rất nhiều domain knowledge. Bởi vì tính chất công việc khiến một BA biết rất nhiều domain, và mọi domain họ biết thì đều biết sâu.
Điểm cộng thứ ba thì giống như là một hiệu ứng phụ của điểm cộng thứ hai, đó là khả năng một bạn BA chuyển con đường sự nghiệp sang những công việc khác là khá rộng.
Vì khi em làm một dự án liên quan đến Digital Marketing, em hiểu về nó, thì có thể là có một cơ duyên nào đó (như là em thấy thích thú ngành Digital Marketing hơn) để em chuyển sang làm Digital Marketing mà không làm BA nữa.
Anh từng chứng kiến điều này ở vài người bạn của anh. Không chỉ Marketing mà còn có thể là Finance & Banking…
Về điểm trừ thì thứ nhất là thời gian làm việc của một bạn BA rất ngược với người thường.
Hầu hết thời gian, BA phải làm việc với khách hàng nước ngoài nên đôi khi thời gian biểu trái với giờ sinh hoạt và làm việc của gia đình. Ví dụ thỉnh thoảng buổi tối anh phải online để họp với khách hàng ở Mỹ, ở Anh vì tối của mình là sáng của họ.
Điểm trừ thứ hai là thỉnh thoảng phải đi onsite ở nước ngoài. Đối với một số người, thì đây là điểm tốt. Tuy nhiên với anh, về khía cạnh gia đình thì đi onsite nghĩa là anh phải xa gia đình, thì đây là điều trở ngại.
Điểm cuối cùng, cái này thì anh nghĩ nó là thử thách hơn là điểm trừ, chính là vì anh phải thay đổi dự án thường xuyên, nên trở ngại và thử thách là lúc nào cũng phải học những domain mới trong một thời gian ngắn.
Khi một khách hàng tìm đến mình thì mong đợi của họ là mình không chỉ có những kỹ năng về phân tích mà mình cần phải am hiểu về domain của họ.
Vì vậy, mình phải làm sao để khi mình gặp khách hàng, mặc dù chưa hiểu sâu về domain đó nhưng phải học đủ nhanh, nắm đủ thông tin để có thể nói chuyện với khách hàng, và thậm chí giống như là còn hiểu hơn cả khách hàng để có thể tư vấn ngược lại cho họ.
Kỹ năng giao tiếp là điều quan trọng đầu tiên. Nhưng quan điểm của anh là nghề BA và kỹ năng giao tiếp hỗ trợ qua lại cho nhau. Giao tiếp ở đây là em trao đổi và thương lượng với khách hàng về các yêu cầu dự án.
Thứ hai, em phải là người có đầu óc cởi mở, sẵn sàng đón nhận những cái mới. Vì nếu em không có suy nghĩ đó, cái gì thì em cũng chỉ đi theo lối mòn cũ.
Ngoài ra, theo anh thấy, một kỹ năng cần thiết cho mọi BA là suy nghĩ logic để giải quyết vấn đề và thương lượng.
Cuối cùng, em phải biết cách dùng những công cụ hỗ trợ cho BA như là Office, Visual để vẽ những hình như là wireframe mockup để trình bày cho khách hàng, hoặc là dùng những công cụ dùng để quản lý dự án Agile khá phổ biến như Jira, Confluence.
Giao tiếp tốt giống như một vòng lặp khép kín (close loop), nghĩa là thông điệp của em được đối phương hiểu chính xác.
Anh ví dụ, khách hàng email hẹn gặp em tại công ty ở địa chỉ 466/4 Lê Quang Định, quận Bình Thạnh vào lúc 9AM, thứ sáu (13/03/2019).
Nếu em là người giao tiếp không tốt, email phản hồi của em là: “Em đã nhận được thông tin và sẽ có mặt đúng giờ.”
Nếu em giao tiếp tốt, em sẽ trả lời khách hàng là: “Em sẽ gặp anh/ chị tại công ty ở địa chỉ 466/4 Lê Quang Định, quận Bình Thạnh vào lúc 9AM, thứ sáu (13/03/2019).”
Lặp lại thông điệp giao tiếp sẽ 1) giúp em hiểu và nhớ chính xác thông điệp giao tiếp, 2) giúp đối tượng giao tiếp biết rằng em hiểu chính xác thông điệp của họ.
Khi em là người truyền đi thông điệp giao tiếp, đừng bao giờ cho rằng đối phương nhận được thông tin nghĩa là họ đã hiểu điều em muốn nói, cho đến khi họ lặp lại chính xác thông điệp của em.
Ngoài ra, mỗi khi giao tiếp với khách hàng, anh luôn áp dụng nguyên tắc SELF PR. SELF PR là từ viết tắt của:
[S]ympathy: đồng cảm, thấu hiểu đối tượng giao tiếp, lắng nghe và nhìn từ góc nhìn của người đối thoại.
[E]ngage: để tâm, chú ý vào câu chuyện đang giao tiếp, thỉnh thoảng lặp lại lời người đối thoại để chứng minh rằng mình đang lắng nghe.
[L]isten more: lắng nghe trước và lắng nghe nhiều hơn là nói. Không chỉ lắng nghe bằng tai, mà cả bằng mắt – nhìn thẳng vào người nói, và bằng toàn thân – vai thẳng, song song, đối diện với người nói.
[F]eedback: đưa ra phản hồi ngay lập tức khi đối tượng giao tiếp có câu hỏi.
[P]recise: phản hồi chính xác những điều mà đối tượng giao tiếp hỏi.
[R]esult oriented: tập trung vào kết quả cuộc đối thoại.
Anh gợi ý cho các bạn hai nguồn.
Thứ nhất là nguồn quốc tế, thì hiện nay có một tổ chức là IIBA. Tổ chức IIBA này hiện nay là tổ chức nổi tiếng nhất trên thế giới về BA, và họ là về BA tổng quát, không chỉ riêng BA IT.
Họ phát hành một quyển sách là BABOK (Business Analysis Body Of Knowledge). Em có thể đăng ký thành viên, họ sẽ gửi cho em quyển ebook này để tự học. Học xong, em có thể ứng dụng việc học vào công việc hàng ngày hoặc là đăng ký thi online để lấy bằng (CCBA và CBAP).
Ở Việt Nam, bạn có thể học tại các công ty training về BA.
a. Các trào lưu, trường phái phi hiện thực và phản hiện thực: Nửa sau thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản Tây Âu đạt tới thời kỳ phồn thịnh. Phong trào vô sản cũng phát triển mạnh. Để củng cố địa vị thống trị của mình trước sức mạnh của phong trào công nhân, giai cấp tư sản đã trở thành một lực lượng bảo thủ, chủ nghĩa tư bản đi vào con đường phản động. Trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, diễn ra sự khủng hoảng của triết học và lý luận nghệ thuật. Nhiều trường phái nghiên cứu nghệ thuật với quan điểm suy đồi, phản động ra đời.
– Trường phái Văn hóa – lịch sử: Người khởi xướng là H.Taine (1828-1893) nhà sử học và nghệ thuật học người Pháp. Ông muốn đưa phương pháp của khoa học tự nhiên vào nghiên cứu nghệ thuật. Nhà mỹ học có thiện cảm với tất cả các hình thái nghệ thuật và tất cả mọi trường phái, ngay cả khi chúng đối lập nhau… Nó hành động giống như khoa thực vật học, nghiên cứu cây cam và cây nguyệt quế, cây thông và cây bạch dương với một hứng thú ngang nhau… Quan niệm này dẫn đến chủ nghĩa chủ quan trong nghiên cứu nghệ thuật và san bằng mọi trào lưu nghệ thuật. Taine cho rằng có ba nguyên nhân quyết định sự phát triển của nghệ thuật. Đó là, chủng tộc, môi trường và thời điểm. Nhưng ông đã lý giải những nguyên nhân này theo quan điểm duy vật dung tục hoặc theo quan điểm sinh vật học chứ không phải theo quan điểm xã hội – giai cấp.
– Chủ nghĩa so sánh: Người sáng lập là T.Benfei (1809-1881) nhà nghiên cứu ngữ văn người Đức. Ông đề xướng lý luận về sự vay mượn, sự di chuyển các cốt truyện từ Đông sang Tây. Quan niệm đó cho rằng nghệ thuật dân tộc này do bắt chước, mô phỏng dân tộc khác mà có. Từ đó, nghiên cứu nghệ thuật là đi so sánh để tìm sự ảnh hưởng, sự vay mượn. Quan niệm đó phạm phải sai lầm tai hại là tách nghệ thuật ra khỏi đời sống xã hội, biến nó thành một vòng tuần hoàn khép kín Một vòng tuần hoàn các ý niệm và các môtíp .
– Trường phái tâm lý học: Người tiêu biểu là A.Potebnia (1856-1918) người Nga là nhà nghiên cứu ngữ văn nổi tiếng. Ông cho rằng: Sáng tác nghệ thuật là sự tự biểu hiện thế giới nội tâm của tác giả; mọi tác phẩm đều mang tính tự thuật; tự quan sát là nguồn mạch xác thực và có ý nghĩa nhất của sự sáng tạo… tâm hồn duy nhất quan sát được và có thể biết được là tâm hồn riêng của chúng ta. Nếu như chúng ta hiểu biết lẫn nhau, thì đó chỉ là chúng ta hiểu biết được tâm hồn mình… theo nghĩa này, những tác phẩm thơ ca mang tính tự thuật ở mức độ cao nhất. Tuyệt đối hóa sự quy định của trạng thái tâm lý đối với sáng tác của nghệ sĩ, trường phái này đã thu hẹp đối tượng mô tả của nghệ thuật vào trong khuôn khổ biểu hiện thế giới nội tâm của chính nghệ sĩ, do đó, tước bỏ bản chất, chức năng xã hội của nghệ thuật.
– Chủ nghĩa trực giác là trào lưu mỹ học có ảnh hưởng nhất trong xã hội tư sản thế kỷ XX. Ông tổ của nó là H.Bergson (1859-1941) nhà triết học duy tâm thần bí của Pháp. Ông cho rằng lý tính là người dẫn đường đáng tin cậy cho con người trong đời sống thực tiễn bởi nó phân loại đối tượng dưới góc độ vụ lợi, có ích. Nó bỏ qua thuộc tính không vụ lợi của đối tượng- thuộc tính thẩm mỹ. Thuộc tính này chỉ có trực giác mới khám phá ra được. Vì ông cho trực giác không theo đuổi mục đích vụ lợi, bản chất của nó là vô tư, do đó, nó nắm bắt và bao quát được sắc thái cá thể của đối tượng. Tuyệt đối hóa vai trò nhận thức cảm tính trong nghệ thuật, chủ nghĩa trực giác đã phủ nhận lý trí trong sáng tạo nghệ thuật, đối lập nghệ thuật và đạo đức, phủ nhận khuynh hướng tư tưởng trong nghệ thuật.
– Chủ nghĩa Freud (Phân tâm học) rất được phổ biến ở các nước tư bản thế kỷ Người đề xướng là D.Freud (1856-1939) bác sĩ tâm thần người Áo. Ông cho rằng động lực chi phối con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết là bản năng. Bản năng điều khiển toàn bộ hoạt động con người trong đó có cả hoạt động nghệ thuật. Trong bản năng, yếu tố chủ yếu là bản năng tính dục. Tất cả đều bắt nguồn từ sự xung đột giữa cái tôi và cái tính dục. Áp dụng vào nghệ thuật, Freud cho rằng sáng tác chính là sự thăng hoa của ẩn ức tính dục. Do đó, nghiên cứu nghệ thuật là phơi bày cho được các hình tượng biểu tượng ôm chứa trọng điểm tính dục. Chủ nghĩa Freud đã tách nghệ thuật khỏi đời sống, khỏi ý thức.
– Chủ nghĩa cấu trúc là một khuynh hướng thịnh hành trong văn học tư sản hiện đại. Đại biểu là Bendơ, Caidơ, Xtaigơ, Bactơ. Họ quan niệm tác phẩm nghệ thuật là một cấu trúc ngôn ngữ khép kín. Nó là một hộp đen không liên quan đến chủ thể và khách thể. Họ đối lập nội dung và hình thức. Cái được biểu đạt tương đương với nội dung, cái biểu đạt là lĩnh vực tùy hứng, tùy thích không có cơ sở nào. Không quan tâm đến người sáng tác, đối lập nghệ thuật với cuộc sống, tất cả hướng vào hình thức, chủ nghĩa cấu trúc thực chất là một loại chủ nghĩa hình thức.
Mỹ học phương Tây tư sản hiện đại có rất nhiều trường phái, nhiều loại, ta có thể thu gom được đôi điều hợp lý ở trường phái này, chủ nghĩa nó, nhưng, cơ bản là duy tâm, siêu hình, phiến diện, cực đoan.
b. Sự ra đời và phát triển của mỹ học C.Mác- Ph.Ăngghen- I.Lênin.
Cơ sở triết học của mỹ học Mácxít: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong khoa học xã hội của nhân loại. Cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử- xuất hiện là mở đầu cho một thời đại mới trong quá trình phát triển nhận thức nhân loại. Và, đó là đóng góp lớn lao nhất, quan trọng nhất, trước nhất của Mác-Ăngghen cho nền mỹ học nhân loại.
Quan điểm mỹ học của C.Mác- Ph. Ăngghen- V.I.Lênin: Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác- Ăngghen, và sau này Lênin, đã giải quyết một loạt những vấn đề chủ yếu của mỹ học. Cống hiến của Mác- Ăngghen là:
Kế thừa di sản mỹ học và lý luận nghệ thuật của C.Mác và Ph.Ăngghen, tư tưởng của giai cấp vô sản đã được định hình một cách hoàn chỉnh, ở Lênin. Những đóng góp trực tiếp của Lênin là:
Tóm lại: Sự cống hiến vĩ đại của Lênin không chỉ là ở chỗ trong điều kiện mới, Người đã làm phong phú, đào sâu và phát triển thêm những vấn đề cơ bản của mỹ học Mácxít và đặt cơ sở triết học, khoa học và mỹ học cho đường lối của đảng Mácxít, mà còn là ở chỗ, bằng hoạt động thực tiễn của mình, Người đã làm nên những mẫu mực về việc phân tích một cách cụ thể lịch sử, duy vật biện chứng một số hiện tượng nghệ thuật cụ thể.
c. Tư tưởng văn nghệ của Đảng ta: Vận dụng tài tình tư tưởng văn nghệ Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, phát huy truyền thống văn nghệ quý báu của dân tộüc ta, đảng ta đã đề cập một cách toàn diện và sâu sắc các vấn đề lý luận nghệ thuật cơ bản .Các quan điểm của đảng ta được thể hiện tập trung trong các văn kiện đại hội Đảng, Đại hội văn nghệ, Hội nghị văn hóa, các bài phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Những nội dung căn bản của tư tưởng văn nghệ của đảng ta là:
– Về nhiệm vụ, chức năng của nghệ thuật, đảng ta yêu cầu phải phục vụ Cách mạng và giáo dục nhân dân, xây dựng con người mới theo tinh thần yêu nước XHCN. đảng ta coi nghệ thuật là yếu tố quan trọng của cách mạng tư tưởng văn hóa, là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân, của Đảng trong cuộc đấu tranh để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra. Đối với anh chị em văn nghệ sĩ của ta, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản phải là mục đích và lý tưởng đẹp đẽ nhất, Tổ quốc, nhân dân và cách mạng là đối tượng phục vụ cao qúy nhất, văn hóa tư tưởng là chiến trường, tác phẩm nghệ thuật là vũ khí sắc bén
– Về tính khuynh hướng của nghệ thuật, Đảng ta yêu cầu nghệ thuật phải có tính dân tộc đậm đà, tính đảng và tính nhân dân sâu sắc. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III: Phát triển một nền văn nghệ với nội dung XHCN và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc.
– Về tính đặc trưng của nghệ thuật, Đảng ta yêu cầu nghệ thuật phải có tính hiện thực thực trong sáng, phản ánh đời sống xã hội một cách chân thực và sinh động, xây dựng được những điển hình cao đẹp và con người mới. Xuất phát từ phản ánh luận của Lênin, coi nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, Đảng ta yêu cầu: nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, khám phá, sáng tạo (Phạm Văn Đồng) và phải: miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn (Hồ Chủ tịch) với: nội dung chân thật và phong phú, hình thức trong sáng và vui tươi (Hồ Chủ tịch), phải Điển hình hóa cao độ (Trường Chinh)
– Về phương pháp sáng tác, Đảng ta xem chủ nghĩa hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác tốt nhất. Phương pháp hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác tốt nhất, nhưng không phải là duy nhất (…) Phương pháp hiện thực XHCN thu hút và bao dung tất cả những yếu tố tích cực của những phương pháp sáng tác khác (…) Trong sự thật khách quan nó phải làm nổi bật lên những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Hơn nữa, nó làm cho người ta thấy được lẽ chuyển biến tất nhiên của xã hội, cái khuynh hướng khách quan của sự vật (Trường Chinh)
– Về kế thừa và tiếp thu nghệ thuật dân tộc và nhân loại, Đảng ta yêu cầu nghệ thuật phải tiếp thu một cách có phê phán và phát huy một cách sáng tạo những tinh hoa dân tộc và những thành tựu tốt đẹp của nghệ thuật thế giới xưa và nay, Đảng nêu lên phương châm: Học xưa vì nay, học cũ để biết mới (Thư BCH Trung ương Đảng gửi Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III). Đối với nước ngoài, một mặt tránh thái độ bài ngoại, dân tộc hẹp hòi, mặt khác tránh thái độ tự ti theo đuôi bắt chước nước ngoài một cách nô lệ (Phạm Văn Đồng)
– Về người sáng tác, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng một đội ngũ những người làm công tác vừa hồng vừa chuyên, tập hợp những người làm công tác văn nghệ vào những tổ chức thích hợp (hội nghệ sĩ, hội nghệ thuật…) tạo điều kiện cho nghệ sĩ đi vào cuộc sống, trau dồi thế giới quan lập trường chính trị, đạo đức, nhiệt tình cách mạng, lý tưởng thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ.