Xkld Nhật Esuhai Lừa Đảo 2024 Terbaru Video Clip Reddit Video

Xkld Nhật Esuhai Lừa Đảo 2024 Terbaru Video Clip Reddit Video

2017 © THAO VY SPA. ALL RIGHTS RESERVED. Designed by TTS Co.,LTD

2017 © THAO VY SPA. ALL RIGHTS RESERVED. Designed by TTS Co.,LTD

Âm thanh với hình ảnh không đồng nhất

Vì là một cuộc gọi deepfake nên khi thực hiện cuộc gọi có thể phần tiếng và phần hình của cuộc trò chuyện sẽ không đồng nhất với nhau. Có thể là tiếng đi trước hình hoặc hình đi trước tiếng nhưng chắc chắn rằng chúng sẽ không khớp với nhau.

Bản Tin Thông Tin Thị Trường Lao Động 9 tháng đầu năm 2024

Thời gian qua, chiêu trò lừa đảo nhắn tin nhờ chuyển tiền đã được cơ quan chức cảnh báo nhiều, tuy nhiên, với hình thức tinh vi hơn, các đối tượng đã dùng thủ đoạn mới, đó là gọi videocall qua Zalo, Facebook. Nhiều người khi nhìn thấy hình ảnh của người thân đã có sự tin tưởng, không nghi ngờ mà làm theo yêu cầu nhờ chuyển tiền của các đối tượng lừa đảo.

Mới đây, chị N.T.H, ở Hà Nội nhận được tin nhắn messenger của đồng nghiệp nhờ vay tiền. Vì số tiền là 20 triệu đồng nên chị H. cẩn thận gọi điện video call để kiểm tra lại. Đầu dây bên kia bắt máy có hiện hình ảnh của chủ tài khoản, nhưng chỉ 3,4 giây sau cuộc điện thoại bị tắt phụt với lý do mạng kém. Nghĩ rằng, mình đã gọi điện cho chính chủ, chị H không ngần ngại chuyển khoản luôn theo thông tin người gửi. Đến tối về thấy tài khoản mạng xã hội của bạn mình có đăng thông tin đã bị kẻ gian hack facebook, gọi điện lại cho bạn, chị H. mới biết mình bị lừa.

Mất 20 triệu đồng vì cuộc gọi qua video call

Trường hợp của chị Hoàng Thị C. trú ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình cũng tương tự. Gần đây, chị nhận được tin nhắn trên messenger của người em họ, hiện đang định cư tại Cộng hòa Séc. Sau khi hỏi thăm nhau được vài dòng qua lại, chị C. nhận được lời đề nghị: “Em gọi video call nhé”?

Ngay sau khi chị nhắn tin đồng ý thì nhận được cuộc gọi video call từ chính facebook của em họ. Chị C. cho biết, nhìn video, em họ chị nói vài giây nhưng tiếng nói không ổn định rồi bị ngắt. Ngay sau cuộc gọi đó, đầu dây bên kia bấm gọi tiếp, lúc này chị bấm nghe thì không được. Sau đó, chị nhận tin nhắn trên messenger: “Chị ơi, mạng bên em yếu quá. Em gọi có chút việc ở Việt Nam định nhờ chị mà mạng yếu quá. Em cần tiền gửi về Việt Nam để xử lý chút việc, mà gửi tiền về Việt Nam 2 ngày mới nhận được. Nhờ chị chuyển giúp tiền cho người ta để xử lý công việc trước …”. Nghĩ em họ ở mãi bên ngước ngoài xa xôi nhờ vả, nên chị C đã chuyển số tiền 10 triệu đồng vào tài khoản mà em họ gửi.

Theo các chuyên gia công nghệ, với màn kịch hoàn hảo, không khó để kẻ gian lừa đảo lấy tiền từ nạn nhân. Sau khi lấy được tài khoản của người sử dụng, các đối tượng chuẩn bị sẵn ảnh, hoặc 1 đoạn video mà chủ tài khoản đã đăng tải trước đó. Sau đó, chúng đưa hình ảnh của nạn nhân khi được yêu cầu.

Để không bị lộ, các cuộc điện thoại thường rất ngắn, chất lượng cuộc gọi thường rất thấp, chủ yếu chúng muốn cho nạn nhân nhìn thấy mặt của chủ tài khoản để lấy sự tin tưởng. Sau đó, lập tức kết thúc cuộc gọi. Khi nạn nhân thắc mắc, chúng có nhiều lý do để chống chế như đang trên đường, đường truyền mạng không ổn định, mạng yếu, hết 3G...

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí, Trung tá Nguyễn Tiến Vượng, Đội trưởng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, đây là thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi, có thể xảy ra với bất cứ ai và tại bất cứ thời điểm nào.

Theo đó, các đối tượng có thể gọi video call để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang đi du học học nước ngoài gọi điện về cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí hay cũng có thể giả làm nhân vật nào đó khi kết bạn hẹn hò qua mạng để phục vụ cho các kịch bản lừa đảo mà chúng đã chuẩn bị sẵn.

Cắt ghép tinh vi, nhưng không quá khó để nhận biết

Để thực hiện được các cuộc gọi này, từ những hình ảnh có sẵn của người dân đăng tải lên trang cá nhân, với sự hỗ trợ của các ứng dụng cắt ghép, chỉnh sửa ảnh, tạo video clip đang xuất hiện tràn lan trên không gian mạng. Qua vài thao tác đơn giản, đối tượng lừa đảo đã có thể tạo ra những hình, ảnh, video ngắn rồi phát trên điện thoại hướng mặt vào camera trước của điện thoại đang gọi. Nếu thoáng qua, rất nhiều người không thể nhận biết được đó là những hình ảnh được cắt ghép tinh vi nên dễ dàng "sập bẫy”.

Một nhóm đối tượng chuyên hack nick Facebook để lừa đảo. Ảnh: CAND

Bên cạnh chiêu trò “con đang cấp cứu”, “người nhà bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu” yêu cầu nhanh chóng chuyển tiền để đóng viện phí, từ đó chiếm đoạt tài sản; hay cuộc gọi thông báo đã trúng thưởng hoặc đang có bưu phẩm gửi từ nước ngoài về… Những kẻ lừa đảo đã không ngừng cập nhật, sáng tạo những chiêu thức mới.

Chị N.C.T. Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, nhận được tin nhắn messenger của một người bạn nhờ vay tiền. Người này còn gọi điện video call cho chị T. để xác nhận, nhưng cuộc gọi chỉ kéo dài vài giây sau đó tắt phụt với lý do mạng kém.

Nghĩ rằng, mình đã gọi điện cho chính chủ, chị T. đã chuyển tiền theo thông tin mà người bạn đã gửi qua messenger. Đến tối về thấy tài khoản mạng xã hội của bạn mình có đăng thông tin đã bị kẻ gian hack facebook, gọi điện lại cho bạn, chị H. mới biết mình bị lừa.

Trường hợp của chị T chỉ là một trong số nhiều vụ lừa đảo được ghi nhận. Theo các chuyên gia công nghệ, ngay cả cuộc gọi video thấy mặt cũng chưa chắc đã là “chính chủ”. Với công nghệ Deepfake, những kẻ lừa đảo có thể dễ dàng thực hiện cuộc gọi video với hình ảnh và giọng nói không khác gì “chính chủ”, khiến người nhận dễ sập bẫy.

Khi tài khoản Facebook của một người dùng bị hack, bạn bè của người này thường sẽ nhận được tin nhắn vay tiền. Các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng Deepfake để thực hiện cuộc gọi video với chính hình ảnh và giọng nói của người dùng thật để xác tín với những người nhận cuộc gọi.

Với cách gọi video call mạo danh trước đây, kẻ lừa đảo dùng một bức hình chân dung khuôn mặt chủ tài khoản Facebook bị hack để đưa lên camera điện thoại một vài giây. Tuy nhiên, với công nghệ deepfake, những kẻ lừa đảo có thể tạo hẳn một đoạn video với đầy đủ hình ảnh chuyển động khuôn mặt và miệng, kèm giọng nói rất giống “khổ chủ”, tạo cảm giác “chính chủ” đang gọi điện.

Theo ông Vũ Thanh Thắng, Giám đốc cấp cao về AI (CAIO), Công ty an ninh mạng thông minh SCS, Hiện tại, công nghệ deepfake vẫn còn nhiều vấn đề về chất lượng của video, như: chất lượng không tốt, không tự nhiên, âm thanh cũng không thực sự giống với người bị giả dạng...

Do đó, người dùng khi gặp những video call có chất lượng bất thường cần bình tĩnh xác thực thông tin để tránh sập bẫy kẻ gian với các câu hỏi ngược lại, như: những thông tin riêng, mối liên hệ gia đình... để xem có đúng là người thân hay không. Nếu có thực hiện việc chuyển tiền cũng cần phải kiểm tra thông tin tài khoản. Hoặc đơn giản có thể thực hiện cuộc gọi qua số điện thoại bình thường để xác minh.

Khuôn mặt khi video call bị "đơ"

Những cuộc gọi lừa đảo thì khuôn mặt của người gọi sẽ cực kỳ giả tạo, khuôn mặt có phần bị đơ khi nói chuyện và có thể trông rất lúng túng. Thậm chí màu da và màu nền cuộc cuộc gọi không đồng bộ với nhau cũng là một trong những yếu tố để biết được đây là cuộc gọi lừa đảo.

Cách nhận biết cuộc gọi video lừa đảo

Một đặc điểm cực kì nổi bật để nhận biết các cuộc gọi video lừa đảo đó là những cuộc gọi này đều có thời lượng cực kỳ ngắn chỉ từ vài giây và không đến 1 phút.

Khi một cuộc gọi video được thực hiện thì chất lượng của cuộc gọi sẽ cực kỳ thấp, người nhận có thể dễ dàng thấy được các chi tiết hình ảnh bị mờ, bị vỡ nét. Ngoài ra chất lượng âm thanh cũng sẽ rất thấp, âm thanh bị rè hoặc có tiếng ồn xung quanh.