Thực Trạng Năng Suất Lao Động Việt Nam Hiện Nay

Thực Trạng Năng Suất Lao Động Việt Nam Hiện Nay

Lao động Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Sự gia tăng về số lượng và chất lượng lao động là yếu tố then chốt tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Sau đây, hãy cùng JSC tìm hiểu về thực trạng nhu cầu lao động tại Việt Nam hiện nay để tận dụng tối đa tiềm năng và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.

Lao động Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Sự gia tăng về số lượng và chất lượng lao động là yếu tố then chốt tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Sau đây, hãy cùng JSC tìm hiểu về thực trạng nhu cầu lao động tại Việt Nam hiện nay để tận dụng tối đa tiềm năng và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.

Thiếu việc làm trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ thiếu việc làm trong quý I năm 2024 có sự biến động nhẹ so với quý trước, do thời điểm này trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh thường tăng cường tuyển lao động thời vụ tạm thời hoặc tăng ca để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước dịp Tết. Cụ thể, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đạt khoảng 933 nghìn người chiếm 2,03%, tăng 26,4 nghìn người so với quý trước và tăng 47,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tại thời điểm đầu năm thường cao hơn các quý khác nhưng vẫn còn một phần không nhỏ lực lượng lao động Việt Nam chưa tìm được công việc ổn định hoặc không đủ việc làm để đáp ứng nhu cầu sống. Điều này cho thấy cần có các giải pháp hiệu quả hơn để tạo thêm việc làm, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Thu nhập bình quân của lao động

Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý I năm 2024 đạt 7,6 triệu đồng tăng 549 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,33 lần so với lao động nữ và thu nhập bình quân tháng của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,42 lần so với khu vực nông thôn.

So với quý trước và cùng kỳ năm trước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận mức tăng thu nhập khá cao. Tại các tỉnh như Đồng Tháp, Bạc Liêu và Tiền Giang thu nhập bình quân tháng của lao động đạt từ 6,9 triệu đồng. Ngược lại, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập thấp nhất.

Đáng chú ý, thu nhập bình quân tháng của lao động Việt Nam tại cả ba khu vực kinh tế đều tăng. Khu vực dịch vụ ghi nhận mức tăng cao nhất với thu nhập bình quân tháng đạt 9,0 triệu đồng, tiếp theo là khu vực công nghiệp và xây dựng và cuối cùng là khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản với thu nhập trung bình 4,4 triệu đồng.

Mức tăng này phản ánh sự cải thiện đáng kể về thu nhập và đời sống của người lao động. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để tiếp tục nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động trong tất cả các khu vực và ngành nghề.

Điểm danh các công ty bất động sản khu công nghiệp

Lý do nên đầu tư Việt Nam hiện nay

Số người và tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam đã giảm xuống mức trước đại dịch. Trong quý I năm 2024, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động đạt khoảng 1,05 triệu người, giảm 10,3 nghìn người so với quý trước và tăng 5,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếp tục duy trì dưới mức 3% kể từ quý I năm 2022.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi trong quý I năm 2024 là 7,99%, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên trong độ tuổi này không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo chiếm 11,0% tổng số thanh niên. Con số này giảm 51,5 nghìn người so với quý trước và giảm 125,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp không cao, nhưng vẫn là vấn đề cần được chú ý để đảm bảo ổn định xã hội và kinh tế. Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng cường cơ hội việc làm cho thanh niên là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Thực trạng nhu cầu lực lượng lao động Việt Nam hiện nay

Lực lượng lao động Việt Nam đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong bối cảnh phục hồi kinh tế với sự gia tăng số lượng lao động có việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức như tỷ lệ thất nghiệp ở các nhóm đối tượng đặc biệt và sự chênh lệch về kỹ năng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến quý đầu năm 2024, Việt Nam có khoảng 52,4 triệu người trong độ tuổi lao động từ 15 trở lên, tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Con số này phản ánh sự gia tăng đáng kể của lực lượng lao động Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Với nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng trong việc thu hút đầu tư và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tính đến đầu năm 2024, Việt Nam có đến 51,3 triệu người lao động có việc làm. Mặc dù con số này đã giảm nhẹ 0.25% so với quý trước, chủ yếu giảm ở khu vực nông thôn và ở nam giới tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ cao. Đặc biệt, số lao động có việc làm hiện nay đã quay trở lại xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19, phản ánh sự hồi phục và ổn định của thị trường lao động tại Việt Nam.

Lao động làm công việc tự sản tự tiêu

Từ cuối năm 2021, số lượng lao động làm công việc tự sản tự tiêu có xu hướng giảm dần qua các quý. Tuy nhiên, đến quý I năm 2024, con số này đạt 3,9 triệu người, tăng 492,4 nghìn người so với quý trước và giảm 51,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn lao động làm công việc tự sản tự tiêu tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 86,6% và ở nữ giới chiếm 63,7%.

Trong tổng số 3,9 triệu lao động này, có khoảng 2,1 triệu người đang trong độ tuổi lao động, tương ứng với 54,5%. Đáng chú ý, hầu hết lao động tự sản tự tiêu không có bằng cấp hoặc chứng chỉ. Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng yêu cầu cao về tay nghề và kỹ năng, cũng như nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái và thiếu tính ổn định, cơ hội để nhóm lao động này tìm được công việc tốt là rất khó khăn.

Dự báo tình hình lao động trong tương lai

Theo dự báo của HSBC, trong giai đoạn từ 2023 đến 2024, hầu hết các thị trường lao động trên toàn cầu sẽ chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Trong vòng 5 năm tới, dự kiến sẽ có khoảng 83 triệu việc làm bị giảm do sự thay đổi nhu cầu lao động trong một số ngành. Đồng thời sẽ có khoảng 69 triệu việc làm mới được tạo ra. Điều này dẫn đến một sụt giảm dự kiến 2% trên thị trường lao động toàn cầu, tương đương với khoảng 14 triệu việc làm.

Một trong những thách thức quan trọng là cơ cấu kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường lao động. Dự báo cho thấy sẽ có sự thiếu hụt lao động trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao và kinh nghiệm chuyên môn. Ngược lại, vấn đề dư thừa lao động có thể xảy ra ở một số ngành công nghiệp nhẹ và nông nghiệp trong các năm tiếp theo.

Nhìn chung, thực trạng nhu cầu lao động Việt Nam hiện nay phản ánh một hình ảnh phức tạp và đa chiều của thị trường lao động. Mặc dù đã sự hồi phục nhưng vẫn còn tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên và chênh lệch kỹ năng. Để thu hút đầu tư và đáp ứng nhu cầu thị trường, Việt Nam cần tăng cường cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và khuyến khích phát triển bền vững.

Năng suất lao động (NSLĐ) phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động xã hộiđược tính bằng GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm.

Giữa NSLĐ và tăng trưởng GDPcó mối quan hệ tương hỗ, NSLĐ cao thì tăng trưởng GDP cao và ngược lại.

Năng suất lao động của Việt Nam tăng đều qua các năm

Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN, NSLĐ của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); NSLĐ tăng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016-2018, NSLĐ tăng 5,77%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011), NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,88%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Singapore (1,4%/năm); Malaysia (2%/năm); Thái Lan (3,2%/năm); Indonesia (3,6%/năm); Philippines (4,4%/năm). Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Nếu so với năm 2011, NSLĐ của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần lượt gấp NSLĐ của Việt Nam 17,6 lần; 6,3 lần; 2,9 lần và 2,4 lần thì đến năm 2018 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 13,7 lần; 5,3 lần; 2,7 lần và 2,2 lần.

Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.Tính theo PPP 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD/lao động, chỉ bằng 7,3% mức NSLĐ của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% của Philippines.

Sự chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam so với các nước trong khu vực cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế.

Các nhân tố chủ yếu tác động đếnnăng suất lao động củaViệt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tại Hội nghị Cải thiện Năng suất lao động quốc gia ngày 8/7/2019,đã chỉ rõ 04 nhân tố chủ yếu tác động đến NSLĐ.

Một là, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đã thu được một số kết quả, nhưng dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm và chưa thực sự hợp lý.

Thực trạng ngành nông nghiệp là ví dụ điển hình cho nhận định trên.Cụ thể, dù chỉ đóng góp khoảng 16% GDP, nhưng lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (hơn 42% tổng số lao động toàn xã hội). Ngoài ra, những hạn chế về hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong ngành nông nghiệp, bất cập về hạn điền, chuyển nhượng đất, hiệu quả sử dụng đất thấp... cũng trở thành điểm nghẽn đối với việc gia tăng NSLĐ của khu vực nông nghiệp.

Hai là, các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ở nước ta đã có bước phát triển nhưng năng lực và tiềm lực còn ở mức hạn chế.

Việt Nam có xếp hạng các chỉ số so với các nước trên thế giới mới chỉ ở mức trung bình hoặc trung bình thấp. Cụ thể: năm 2018, năng lực cạnh tranh Việt Namđứng thứ 77, đổi mới sáng tạo đứng thứ 82, trong đó hợp tác đa bên trong đổi mới sáng tạo đứng thứ 92, số bằng phát minh, sáng chế đứng thứ 89, tăng trưởng của các công ty đổi mới sáng tạo đứng thứ 90...

Ba là, đất nước đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ dân số vàng, lực lượng lao động đông đảo về số lượng nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu nhân lực chất lượng cao, có kiến thức, kỹ năng trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao.

Bốn là, số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh song hiệu suất, hiệu quả quản trị doanh nghiệp còn thấp, doanh nghiệp khu vực FDI có NSLĐ cao nhưng chậm lan tỏa đến khu vực doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nhà nước có lượng tài sản lớn nhưng hiệu quả sử dụng còn hạn chế, khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp song phần lớn có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, năng lực liên kết yếu.

Một số gợi ý cho giải bài toán nâng cao năng suất lao độngViệt Nam

Trước thực trạng NSLĐ Việt Namhiện nay, để nâng cao NSLĐ, theo Bộ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cần có các giải pháp, cả trong ngắn hạn và dài hạn, giải pháp tổng thể, đồng bộ cả ở cấp vĩ mô và vi mô, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, của doanh nghiệp và cá nhân người lao động trong việc tăng NSLĐ. Cụ thể là:

Thứ nhất, cần có sự vào cuộc và nỗ lực vượt bậc của toàn hệ thống chính trị, huy động tổng lực các cơ quan trung ương thuộc các ngành, lĩnh vực, các ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc xây dựng và thực thi quyết liệt các giải pháp tăng NSLĐ.

Thứ hai, cần tập trung các giải pháp ở tầm vĩ mô, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức, có tay nghề, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý công nghệ, quản trị doanh nghiệp...Trong đó, mục tiêu chủ yếu của các thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách vĩ mô, ngành, lĩnh vực phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm, là đối tượng tác động chủ yếu của chính sách.

Đồng thời, khẩn trương xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về nâng cao NSLĐ của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để NSLĐViệt Nam bắt kịp các nước trong khu vực.Việc sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia là rất cần thiết, trong đó, hình thành bộ máy, cơ quan chuyên sâu về NSLĐ thực hiện nhiệm vụ điều phối, phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam.

Thứ ba, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tạo áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh để thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng công nghệ, tăng NSLĐ.

Thứ tư, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh sự chủ động trong các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu nâng cao NSLĐ: phát triển nhữn sản phẩm mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao; tập trung đầu tư nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, người lao độngcần tích cực tăng cường trau dồi kiến thức, tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp, mỗi một người lao động cần phải trở thành hạt nhân của đổi mới sáng tạo, phát huy sáng kiến, cần cù, chịu khó trong công việc, vừa khẳng định được năng lực cá nhân, tăng năng suất, tăng thu nhập vừa khẳng định được giá trị văn hóa và con người Việt Nam trong thời đại mới.

Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đến nay nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiếu sâu - dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong tương lai./.

Năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tăng năng suất lao động là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến để thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Ý nghĩa của tăng năng suất lao động đối với tăng trưởng kinh tế càng trở nên quan trọng hơn khi các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, tài nguyên trở nên khan hiếm, nguồn lao động đang bị ảnh hưởng do xu thế già hóa dân số trong tương lai.

Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới trong hơn 35 năm qua đã đạt những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đặc biệt là duy trì được nhịp tăng trưởng GDP ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể. Mặc dù vậy, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển; đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn; Việt Nam vẫn là nước có mức năng suất lao động thấp và có khoảng cách khá xa với các nước trong khu vực. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn 2016-2020 là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30%-35%; năng suất lao động bình quân tăng khoảng 5%/năm. Để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2045, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu nhiều nhiệm vụ trọng tâm cụ thể, trong đó có nội dung đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cải thiện và thúc đẩy nâng cao năng suất lao động là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, là điều kiện tiên quyết để đưa Việt Nam thu hẹp trình độ phát triển với các nước trong khu vực, thích ứng với xu thế toàn cầu và chống chọi tốt với các cú sốc từ bên ngoài. Để có thêm thông tin hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động, Tổng cục Thống kê thực hiện Báo cáo “Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo phân tích, đánh giá về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và chuyển dịch năng suất lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới.