Duyệt qua hàng nghìn bằng cấp sau đại học trên khắp thế giớiHọc luật mở ra cánh cửa cho nhiều ngành nghề trên khắp thế giới. Với LAWSTUDIES, sinh viên có thể kết nối với các trường và chương trình luật và tìm được bằng luật phù hợp với nguyện vọng nghề nghiệp của mình. Là một phần đáng tin cậy trong gia đình Keystone Education Group gồm các trang web đa ngôn ngữ, lấy sinh viên làm trung tâm, LAWSTUDIES là chìa khóa cho các nghiên cứu luật ở mọi cấp độ. Sinh viên sử dụng LAWSTUDIES để tìm LLB và LLM, bằng MLS, Tiến sĩ Luật, các khóa học pháp lý, văn bằng luật sau đại học và nhiều bằng cấp pháp lý khác ở các quốc gia trên thế giới.
Duyệt qua hàng nghìn bằng cấp sau đại học trên khắp thế giớiHọc luật mở ra cánh cửa cho nhiều ngành nghề trên khắp thế giới. Với LAWSTUDIES, sinh viên có thể kết nối với các trường và chương trình luật và tìm được bằng luật phù hợp với nguyện vọng nghề nghiệp của mình. Là một phần đáng tin cậy trong gia đình Keystone Education Group gồm các trang web đa ngôn ngữ, lấy sinh viên làm trung tâm, LAWSTUDIES là chìa khóa cho các nghiên cứu luật ở mọi cấp độ. Sinh viên sử dụng LAWSTUDIES để tìm LLB và LLM, bằng MLS, Tiến sĩ Luật, các khóa học pháp lý, văn bằng luật sau đại học và nhiều bằng cấp pháp lý khác ở các quốc gia trên thế giới.
– Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên và ngành học đúng hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học
– Những trường hợp còn lại phải có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự thi kể từ khi tốt nghiệp đại học.
THÔNG BÁO: EDULIFE KHÔNG TUYỂN SINH CÁC LỚP THẠC SĨ
Edulife thông báo không tuyển sinh vào các lớp đào tạo thạc sĩ trong thời gian tới. Chúng tôi chỉ đào tạo chứng chỉ tiếng anh Xin cảm ơn!
Sau khi hoàn thành 4 năm học tại khoa luật các trường đại học, sinh viên có rất nhiều định hướng khác nhau như học luật sư, học nghề công chứng, học thạc sĩ luật,… Vậy học thạc sĩ luật để làm gì, có nên học thạc sĩ luật không, nên học thạc sĩ hay luật sư? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Chương trình thạc sĩ luật cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực pháp luật cụ thể, chẳng hạn như luật dân sự, luật kinh tế, luật hành chính, luật hình sự,...
Ngoài ra, còn giúp học viên phát triển các kỹ năng cần thiết cho nghề luật sư, chẳng hạn như kỹ năng nghiên cứu pháp luật, kỹ năng tư vấn pháp luật, kỹ năng giải quyết tranh chấp pháp lý,...
Với chương trình học như vậy, người học cần phải một khoảng thời gian nhất được để nghiên cứu kiến thức, trau dồi các kỹ năng cần thiết để hoàn thành chương trình đạo tạo Thạc sĩ luật đặt ra.
Hiện nay, thời gian đào tạo Thạc sĩ luật học ở Việt Nam là 1,5 năm đối với chương trình thạc sĩ chính quy định hướng nghiên cứu và 2 năm đối với chương trình thạc sĩ vừa học vừa làm định hướng ứng dụng.
- Chương trình thạc sĩ chính quy định hướng nghiên cứu tập trung vào việc đào tạo kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực pháp luật cụ thể, đồng thời phát triển các kỹ năng nghiên cứu khoa học của học viên. Chương trình này thường dành cho những học viên có định hướng làm nghiên cứu hoặc giảng dạy luật.
- Chương trình thạc sĩ vừa học vừa làm định hướng ứng dụng tập trung vào việc đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành pháp luật, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức. Chương trình này thường dành cho những học viên có định hướng làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức.
Thạc sĩ luật là gì? Thạc sĩ luật hay cao học luật là chương trình học sau đại học dành cho cử nhân đã tốt nghiệp ngành luật. Vậy học thạc sĩ luật để làm gì?
Vậy có nên học thạc sĩ luật hay không? Nên học thạc sĩ luật nếu bạn đã xác định được định hướng nghề nghiệp của mình cũng như có đủ điều kiện về tài chính, thời gian và khả năng.
Trong đó định hướng nghề nghiệp là quan trọng nhất. Bởi ngành Luật rất rộng lớn, sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, bạn có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau như làm pháp chế tại doanh nghiệp, học khóa đào tạo luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên,… tại Học viện Tư pháp.
Không phải định hướng nghề nghiệp nào cũng cần học thạc sĩ luật. Do đó cần xác định chính xác định hướng nghề nghiệp rồi mới cân nhắc đến việc có nên học thạc sĩ luật hay không.
Khi cân nhắc việc học thạc sĩ luật, thời gian hoàn thành chương trình là một yếu tố không thể bỏ qua. Nếu bạn muốn biết thêm về học thạc sĩ bao nhiêu năm và các điều kiện để đăng ký, hãy tham khảo bài viết này để có cái nhìn toàn diện.
Nên học thạc sĩ hay luật sư cũng là thắc mắc của nhiều sinh viên năm cuối và cử nhân Luật mới tốt nghiệp. Như đã phân tích ở trên, việc học thạc sĩ hay luật sư sẽ phụ thuộc vào định hướng tương lai của mỗi cá nhân. Nếu muốn trở thành luật sư, được cấp chứng chỉ hành nghề và tham gia vào các công ty luật (law firm) thì bạn phải tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư của Học viện Tư pháp trước. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc để bạn đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề.
Trong khi bạn đang suy nghĩ về việc có nên học thạc sĩ luật, bạn cũng có thể cân nhắc các ngành học khác như marketing. Nếu bạn quan tâm đến việc học thạc sĩ marketing tại Việt Nam, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Tùy theo từng trường từng ngành cũng như định hướng (nghiên cứu hoặc ứng dụng) mà điều kiện học thạc sĩ luật sẽ có những điểm khác biệt. Một số trường đào tạo thạc sĩ luật có thể kể đến như:
Điều kiện cơ bản khi đăng ký học thạc sĩ Luật bao gồm hai yếu tố: bằng Đại học chính quy ngành Luật và chứng chỉ ngoại ngữ Vstep theo quy định của Bộ Giáo dục
Bằng Đại học chính quy: Thí sinh muốn dự tuyển thạc sĩ Luật cần đáp ứng điều kiện đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp Đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp theo quy định. Riêng đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vào chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu phải tốt nghiệp từ hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Chứng chỉ ngoại ngữ học thạc sĩ Luật: Thí sinh cần có năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Vstep hoặc tương đương khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
Trường hợp thí sinh không có các văn bằng, chứng chỉ nêu trên thì phải dự thi môn ngoại ngữ ở trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bổ sung khi hoàn thiện hồ sơ thạc sĩ.
Do đó, để chủ động trong việc học thạc sĩ luật, thí sinh nên thi chứng chỉ tiếng Anh Vstep càng sớm càng tốt. Trong trường hợp gần đến hạn nộp hồ sơ thạc sĩ, bạn cần ôn thi cấp tốc và chọn đợt thi chứng chỉ phù hợp để có kết quả đúng hạn.
Với khóa ôn thi Vstep B1 cấp tốc tại Edulife, bạn chỉ cần 20 giờ học là có thể ôn thi và đỗ chứng chỉ tiếng Anh Vstep bậc 3 (B1 Vstep) đủ điều kiện nộp hồ sơ thạc sĩ luật. Khóa học cấp tốc học trực tuyến – tương tác trực tiếp với giảng viên qua nền tảng Zoom, có lịch học linh động, phù hợp với các Anh Chị học viên bận rộn hoặc ở xa.
Edulife là trung tâm tiên phong trong việc cam kết đầu ra bằng hợp đồng cho toàn bộ học viên. Học viên được đảm bảo quyền lợi học tập cho tới khi đỗ chứng chỉ mong muốn. Trong trường hợp học viên chưa đỗ chứng chỉ trong lần thi đầu tiên sẽ được học lại – ôn thi lại cho tới khi nào thi đỗ mà không mất bất cứ một khoản phí nào.
Tham khảo thông tin các lớp học B1, B2 Vstep tại Edulife theo địa chỉ sau
Edulife Trung tâm ôn luyện Vstep cam kết đầu ra
Nếu bạn đang băn khoăn về sự lựa chọn giữa học thạc sĩ luật và các ngành khác, hãy thử tìm hiểu thêm về thạc sĩ quản lý dự án xây dựng. Đây cũng là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển và ứng dụng thực tế.
Thứ nhất: Tên chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành luật kinh tế có mã ngành số: 8380107 được Ban hành kèm theo Quyết định số 327//QĐ-ĐHNH ngày 22 tháng 02 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Chương trình này được xây dựng để đào tạo theo 2 định hướng: Nghiên cứu và ứng dụng.
Thứ hai: Giới thiệu chung về chương trình đào tạo
1. Giới thiệu về chương trình đào tạo trình độ Thạc sỹ định hướng nghiên cứu
Chương trình đào tạo Luật kinh tế Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh được thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật kinh tế theo hướng tiếp cận tiên tiến nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao trở thành những chuyên gia, nhà quản lý trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số. Trong đó tập trung đào tạo thành thạo kỹ năng hành nghề Luật kinh tế hiện đại, có nội dung gắn với thực tiễn hội nhập Quốc tế sâu rộng, hướng tới phục vụ nhu cầu dịch vụ pháp lý của toàn xã hội, đặc biệt ở khu vực khối doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Có năng lực sáng tạo, năng lực phản biện ở mức độ nhất định thuộc về lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và xã hội dưới lăng kính của khoa học pháp lý.
- Có năng lực phân tích các vấn đề pháp luật, đánh giá đúng các thực trạng, đề xuất những giải pháp hoặc các quan điểm khoa học để thực hiện các quyết định đã chọnphù hợp với nhu cầu xã hội trong thời đại công nghệ số
- Tổng hợp kiến thức chuyên môn sâu rộng, đa chiều trong lĩnh vực khoa học pháp lý như luật nội dung và luật hình thức thuộc kiến thức ngành luật kinh tế. Đặc biệt là kiến thức quản trị theo pháp luật doanh nghiệp, kiến thức về hợp đồng trong kinh doanh và thương mại, bảo vệ thương hiệu và sản phẩm theo pháp luật sở hữu trí tuệ và xác định tài sản hữu hình và vô hình theo pháp luật tài sản trong kinh doanh, thương mại của Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Có kỹ năng tổng hợp một cách đa chiều trong giao tiếp phục vụ cho việc hành nghề luật thuộc lĩnh vực nghiên cứu kinh doanh, thương mại.
- Thành thạo kỹ năng nghiên cứu pháp luật nội dung và hình thức để giải quyết các quan điểm khoa học một cách chính xác và hiệu quả cao
-Có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, nhất là thành thạo các kỹ thuật tìm kiếm và sử dụng sáng tạo các nguồn thông tin đa dạng về pháp luật.
- Có khả năng bình luận, phân tích và chứng minh các quan điểm khoa học pháp luật trong nước và quốc tế theo xu hướng phát triển hội nhập kinh doanh, thương mại toàn cầu hóa ở nước ta
-Có khả năng nghiên cứu độc lập ở trình độ cao trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh - thương mại, tài chính–ngân hàng
+ Về thái độ (mức độ tự chủ tự chịu trách nhiệm)
- Có ý thức tuân thủ các quy định và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại
- Có thái độ học tập nghiên cứu suốt đời về kiến thức pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh thương mại:
- Có năng lực trân trọng và khuyến khích tính trung thực, chịu trách nhiệm và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
c. Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc như sau:
Cán bộ quản lý của các cơ quan Nhà nước
- Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương như: cơ quan lập pháp như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan hành pháp, như Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương là UBND các cấp;
- Cơ quan bảo vệ pháp luật như Viện kiếm sát nhân dân và Tòa án nhân dân ở địa phương cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
- Các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
- Các tổ chức dịch vụ pháp lý như: Luật sư; Luật gia; các công ty Luật và văn phòng luật sư
- Chuyên viên pháp chế tại các công ty, tổ chức tín dụng có nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao về thực tiễn ứng dụng pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh thương mại nói riêng
- Tham gia giảng dạy trong đào tạo cử nhân chuyên ngành luật kinh doanh, thương mại tại các cơ sở đào tạo chuyên và không chuyên ngành luật kinh tế
- Nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc trợ giúp trong hoạt động đào tạo về pháp luật kinh tế như các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu;
d. Khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo được thể hiện trong bảng dưới đây: