Du lịch đại chúng thường chỉ hướng đến mục tiêu duy nhất là lợi nhuận của bên tổ chức, không có mục tiêu cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Ví dụ, với những vùng biển cần được bảo tồn, thì các hoạt động du lịch đại chúng tại đó có thể mang đến những tác động xấu do việc thiếu kế hoạch và quản lý hiệu quả. Khai thác nhiều năm có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chính những chuyến du lịch đại chúng này phụ thuộc vào. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các đe doạ tác động tới môi trường và văn hóa xã hội có thể chỉ được điều khiển thông qua các kế hoạch được lập ra và quản lý cẩn thận của du lịch bền vững.
Du lịch đại chúng thường chỉ hướng đến mục tiêu duy nhất là lợi nhuận của bên tổ chức, không có mục tiêu cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Ví dụ, với những vùng biển cần được bảo tồn, thì các hoạt động du lịch đại chúng tại đó có thể mang đến những tác động xấu do việc thiếu kế hoạch và quản lý hiệu quả. Khai thác nhiều năm có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chính những chuyến du lịch đại chúng này phụ thuộc vào. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các đe doạ tác động tới môi trường và văn hóa xã hội có thể chỉ được điều khiển thông qua các kế hoạch được lập ra và quản lý cẩn thận của du lịch bền vững.
Du lịch là một trong những ngành lớn nhất, không ngừng phát triển và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng rộng khắp các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. Có thể nhận thấy điều này thông qua con số thống kê về số lượng các chuyến du lịch thực hiện mỗi năm trước khi COVID-19 xuất hiện đã vượt qua dân số thế giới. Năm 2019 lượng khách du lịch quốc tế vượt 1,5 tỷ lượt, và dự kiến sẽ lên tới 1,8 tỷ lượt vào 2030. Tuy nhiên, khi du lịch phát triển ẩn chứa tiềm tàng mối đe doạ đến các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến chất lượng nước và đe doạ cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức, dễ phá vỡ các giá trị văn hoá địa phương. Do đó, các quốc gia và các vùng cần lập kế hoạch một cách cẩn trọng theo hướng du lịch bền vững để mang những lợi ích đến cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá địa phương, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, nguồn lợi trực tiếp được mang đến cho cộng đồng địa phương.
Du lịch bền vững tìm cách duy trì số lượng, chất lượng và năng suất của cả hệ thống tài nguyên thiên nhiên và con người theo thời gian, đồng thời tôn trọng và thích ứng với các động lực của hệ thống đó. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc, du lịch bền vững là du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện tại và các khu vực tiếp nhận đồng thời bảo vệ và nâng cao cơ hội cho tương lai. Mục tiêu là duy trì các lợi thế kinh tế và xã hội khi phát triển du lịch đồng thời giảm thiểu bất kỳ tác động không mong muốn nào đến môi trường tự nhiên, lịch sử, văn hóa xã hội tại địa bàn liên quan.
Trong một nghiên cứu 2020 mới đây của Booking.com thực hiện với 29.000 du khách trên 30 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam cho thấy, cam kết hướng tới bền vững trong sinh hoạt hàng ngày của du khách cũng nhất quán với ý định của họ cho các chuyến du lịch sau này. Theo đó, 100% du khách Việt trả lời rằng, trong năm tới, họ mong muốn lưu trú tại những nơi cam kết với du lịch bền vững; 88% du khách Việt muốn giảm rác thải tổng hợp, 86% muốn giảm mức tiêu thụ năng lượng; 81% muốn sử dụng loại hình giao thông thân thiện với môi trường hơn như đi bộ, xe đạp hoặc phương tiện công cộng thay vì taxi hay thuê xe; 84% du khách Việt muốn có những trải nghiệm chân thật, mang nét đặc trưng văn hóa bản địa; 93% tin rằng việc nâng cao nhận thức về văn hóa cũng như việc bảo tồn di sản.(3)
Nguyên tắc phát triển bền vững trong du lịch thiết lập sự cân bằng phù hợp giữa các khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Trong quá trình vận hành, tính bền vững thể hiện ở khía cạnh hướng tới giảm thiểu tác động đối với môi trường và văn hóa địa phương, đồng thời góp phần tạo ra thu nhập, việc làm và bảo tồn các hệ sinh thái tại đó.
Đồng thời, du lịch bền vững cung cấp các động lực kinh tế quan trọng để bảo vệ môi trường sống. Nguồn thu từ du khách thường được chuyển trở lại các chương trình bảo tồn thiên nhiên hoặc nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương để quản lý các khu bảo tồn. Hơn nữa, du lịch có thể là một phương tiện quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy thay đổi hành vi tích cực đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học trong số hàng triệu người đi du lịch trên toàn cầu mỗi năm. Tuy nhiên, xây dựng ngành du lịch bền vững vẫn đang là mục tiêu của nhiều quốc gia, đặc biệt tại các nước đang phát triển nơi mà cấp độ hiện tại chủ yếu là du lịch đại chúng.
Du lịch bền vững không gây tổn hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng mà là chất xúc tác nâng cao giá trị văn hoá và truyền thống địa phương. Du lịch bền vững khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, công ty du lịch, và quản lý chính quyền) tham gia trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ. Sự tham gia đầy đủ sẽ đảm bảo việc phân bố lợi ích và chi phí du lịch công bằng với mỗi bên.
Hoạt động du lịch phát triển kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.
Bài đọc nhiều nhất Digital Strategy 12/12/2024
Kinh doanh du lịch giúp tạo ra các nguồn kinh phí để bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống,… Tuy nhiên, có nhiều thách thức trong việc gìn giữ các di sản. Ví dụ : văn hóa đặc đặc sắc của các dân tộc thiểu số dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. Hay các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng bằng các vật liệu đất nung như di tích Mỹ Sơn – Quảng Nam khó bảo tồn nguyên vẹn do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Do đó, nhu cầu bảo tồn di sản bền vững ngày càng cấp thiết hơn.
Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm ổn định cho địa phương cũng như rất nhiều các bên liên quan. Việc thực hiện kinh doanh du lịch đa dạng sẽ không được phép phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế mà có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng cũng như cho chính các doanh nghiệp tổ chức.
Có thể thấy phát triển du lịch bền vững mang lại nhiều lợi ích lớn như góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ); tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương; góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí), …
Hình dưới đây cho thấy ngành du lịch tại 10 quốc gia có tỷ lệ đóng góp vào GDP cao nhất năm 2019, lên tới gần 10 % đối với Mỹ và hơn 8% với% với Trung Quốc – những nước hàng đầu trong phát triển du lịch bền vững.(2)
Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP của Việt Nam cũng ngày càng tăng, từ 6,3% năm 2015 lên 9,2% vào 2019.(1)
Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng của ngành du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nhiều địa phương khác. Các ngành thương mại, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông… nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, góp phần thay đổi diện mạo của nền kinh tế – xã hội Việt Nam.
Tóm lại, du lịch bền vững là một quá trình liên tục đòi hỏi phải theo dõi liên tục các tác động của nó, nhằm đáp ứng hài hòa cả 3 tiêu chí :
Nguồn tham khảo: (1) Vietnamtourism. 2020 Tốc độ tăng trưởng khách cao, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội (2) Visualcapitalist. 2020 Visualizing the Countries Most Reliant on Tourism (3) Booking.com Báo cáo Thường niên về Du lịch Bền vững
Du lịch văn hoá (tiếng Anh: Cultural tourism) là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
Hình minh hoạ (Nguồn: wikipedia)
Du lịch văn hoá trong tiếng Anh được gọi là Cultural tourism.
Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới.
Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo.
Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.
Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc.
Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ....
Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ).
Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)...
Là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam.
(Tài liệu tham khảo: Tổng quan Du lịch, Phạm Trọng Lê Nghĩa, Cao đăng nghề Du lịch Vững Tàu)