Dựa vào Bắc Sử, sử của Trung Hoa, người ta vẫn tin rằng vào thời tiền sử, ở phía nam sông Dương Tử có nhiều bộ tộc sinh sống, gọi là Bách Việt. Tổ tiên của dân tộc Việt, theo truyền thuyết là Lạc Long Quân và bà Âu Cơ cũng là một thành phần của Bách Việt.
Dựa vào Bắc Sử, sử của Trung Hoa, người ta vẫn tin rằng vào thời tiền sử, ở phía nam sông Dương Tử có nhiều bộ tộc sinh sống, gọi là Bách Việt. Tổ tiên của dân tộc Việt, theo truyền thuyết là Lạc Long Quân và bà Âu Cơ cũng là một thành phần của Bách Việt.
Mã sản phẩm: 978-604-378-782-5/EAV
BÀI 8: MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ TIỀN SỬ
- Giá trị mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử qua một số hiện vật;
- Các bước thực hiện một SPMTT có sử dụng tạo hình mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
- Mô phỏng về một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử yêu thích từ vật liệu sẵn có.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
+ Biết được một số đi sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
+ Biết và mô phỏng được một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
+ Hiểu được mối liên hệ giữa Mi thuật và thành tựu của ngành Khảo cổ học.
- Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp tạo hình của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trình chiếu
trên PowerPoint, đính lên bảng cho HS quan sát;
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
- GV cho HS quan sát một số vật dụng hoặc tranh ảnh thời kì tiền sử và dẫn dắt vào bài.
- HS quan sát và hình thành kiến thức ban đầu.
- GV đặt vấn đề: Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về các di sản mĩ thuật thời tiền sử cũng như cách mô phỏng và giá trị của nó, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 8 : Mĩ thuật Việt Nam thời tiền sử.
- HS biết đến một số đi sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
- HS biết được khoảng thời gian xuất hiện của mĩ thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam.
- HS tìm hiểu về một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử qua hình minh hoạ
trong SGK Mĩ thuật (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm).
- HS tìm hiểu tên gọi và giai đoạn lịch sử của một số nền văn hoá thời kì tiền sử ở Việt Nam.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 36, quan sát một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử. GV mở rộng câu hỏi, nhằm nhấn mạnh những đặc điểm tạo hình của các di sản mĩ thuật thời kì này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung kiến thức để làm nổi bật những di sản tiêu biểu.
+ Di sản mi thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam chủ yếu là hình khắc trên hang động,
xương thú và đồ đá như: rìu đá, chày và bàn nghiền đá,...
+ Các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử tập trung ở một số địa điểm như:
Tràng An, Hoà Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá,...
- Mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử được biết đến qua một số di sản mĩ thuật của nền văn hoá Tràng An (khoảng 300 000 năm trước Công nguyên), Hoà Bình (khoảng 10 000 năm trước Công nguyên), Bắc Sơn (10 000 - 8000 năm trước Công nguyên),...
- HS biết quy trình các bước thực hiện SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
- HS thực hiện được việc mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử bằng vật liệu sẵn có.
- HS tìm hiểu các bước tạo SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử tại SGK Mĩ thuật 6, trang 37.
- HS thực hiện mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử bằng vật liệu
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 37, và trao đổi về mĩ
thuật Việt Nam thời kì tiền sử như gợi ý về di sản mĩ thuật cần mô phỏng.
- GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện (Tham khảo các bước mô phỏng rìu đá trong SGK Mĩ thuật 6, trang 37).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
+ Lựa chọn màu, miết đất nặn lên lưỡi rìu.
+ Miết đất nặn lên que gỗ tạo cán rìu.
+ Buộc phần lười rìu vào cán rìu
+ Chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm.
- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
- Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
- GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm.
- HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38:
+ Hãy kể tên những di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiên sử mà bạn biết.
+ Nêu công dụng của di sản thời kì tiên sử trong cuộc sống của người Việt cổ.
+ Bạn ấn tượng với thể loại di sản mĩ thuật nào của Việt Nam thời kì tiên sử?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- HS thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần Thể hiện
- HS tham khảo việc sử dụng hoa văn, tạo hình của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trang trí thẻ đánh dấu sách.
- HS thực hiện việc khai thác hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội để trang trí góc
học tập, thông qua trang trí hai sản phẩm mĩ thuật là chiếc đồng hồ giấy và hộp đựng dụng cụ học tập trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ý dành cho nhân loại…
Mỹ thuật thời nguyên thủy: mộc mạc như chính họ, giản dị, trong sáng, với niềm tin thuần khiết vào Thần.
Kỷ nguyên săn bắn thời kỳ nguyên thủy
Xã hội loài người thời nguyên thủy là chế độ thị tộc, mỗi thời kỳ có những đặc điểm riêng.
Khởi đầu là Thời Đồ Đá, gồm đồ Đá cũ, đồ Đá giữa, đồ Đá mới. Thời kỳ này nói chung con người biết tạo ra những công cụ từ giản đơn nhất, con người còn nhỏ bé, non nớt trước thiên nhiên, nhưng lại trong sáng, thuần khiết và tin vào Thần. Những dấu tích nghệ thuật bắt đầu xuất hiện.
Một trong những nghệ thuật đặc sắc nhất thời kỳ này là tranh hang động, những bức vẽ được thực hiện trong bóng tối của hang động.
Nhìn chung, vì sự ngô nghê, đơn sơ, vụng về nên việc hội họa miêu tả thời kỳ lịch sử này không đặt nặng về tả thực. Song điều họ muốn gửi gắm không phải là tả thực mà là ý nghĩa, nội hàm của sự kiện xung quanh theo cách nhìn nhận của con người thời đó. Thời đồ đá mới, xuất hiện kỹ thuật chế tạo công cụ, sản xuất đồ gốm, xây dựng nhà ở, phát triển công xã thị tộc…
Về mặt nghệ thuật, tuy không đồng đều trên phạm vi toàn trái đất nhưng cũng có những nét chung như: Tác phẩm tạo hình bằng đá cỡ nhỏ, tạo hình thú giống như thật, tạo hình người đơn giản, mộc mạc nhưng nghệ thuật trang trí trên các sản phẩm thì rất phát triển.
Tiếp đó là Thời Đồ Đồng: Xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ, hình thành nhà nước có giai cấp như Ai Cập, Trung Hoa, Lưỡng Hà. Một chất liệu mới thâm nhập nhanh chóng là đồng và đồng thau. Nghệ thuật bắt đầu cũng phát triển mạnh mẽ dần đi đôi với tín ngưỡng và các hình thức tín ngưỡng.
Và tới thời Đồ Sắt: Sự xuất hiện của sắt, nói lên sự phát triển kỹ thuật và ngành luyện kim. Xã hội có sự phân hóa, sinh ra những cuộc chiến tranh. Tiêu biểu cho thời kỳ này là nền văn hóa Hansơtasơ (Áo), phát triển rộng đến vùng Trung và Nam Âu (thế kỷ 10 đến thế kỷ 5 TCN ) là kho tàng nghệ thuật ứng dụng.
Một nhóm di tích độc đáo là những thùng bằng bạc chạm dùng trong các nghi lễ tín ngưỡng. Chúng ta có thể thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh.
Những sản phẩm nghệ thuật đẹp nhất thời kỳ này đều được dành cho nghi lễ tâm linh với sự tôn kính đặc biệt mà con người dành cho Thần.
Mỹ thuật Phương Đông cổ đại: dấu ấn của di sản văn minh kỳ trước của nhân loại… Người ta thường gọi Ai-cập và các nước vùng Lưỡng Hà là phương Đông cổ đại. Ngày nay nó chỉ có nghĩa ước lệ để chỉ những gì còn sót lại của thời kỳ thống trị La-mã, Ai-cập và Lưỡng Hà là hai tỉnh ở phía Đông của đất nước La-mã.
Nhưng các cuộc khai quật về sau (từ thế kỷ 19-20) cho thấy phương Đông cổ đại không hẳn chỉ có hai nước đó mà còn bao gồm Palétxtin, miền bắc Xiri, miền trung thuộc Tiểu Á, miền đông (xứ Urarơtu) là vùng ngoại Cápcadơ xưa, vùng cao nguyên Iran (xứ Elam), những miền dọc sông Indu, và cả Trung Hoa cổ đại.