Cha mẹ nên khuyến khích con làm điều mình muốn, không nên ép buộc con học những môn học mà con không thích. Khi được học hỏi, tìm tòi những điều mình hứng thú, trẻ sẽ cảm thấy yêu thích việc học hơn và phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Đồng thời đây cũng là cách giúp cha mẹ tạo ra một môi trường tích cực và thoải mái để con cảm thấy được yêu thương và tôn trọng.
Cha mẹ nên khuyến khích con làm điều mình muốn, không nên ép buộc con học những môn học mà con không thích. Khi được học hỏi, tìm tòi những điều mình hứng thú, trẻ sẽ cảm thấy yêu thích việc học hơn và phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Đồng thời đây cũng là cách giúp cha mẹ tạo ra một môi trường tích cực và thoải mái để con cảm thấy được yêu thương và tôn trọng.
Cha mẹ cần dành thời gian lắng nghe con, chia sẻ với con những khó khăn mà con gặp phải trong học tập. Là những người trực tiếp đồng hành cùng con trong cuộc sống hàng ngày, phụ huynh nên giúp con xây dựng kế hoạch học tập khoa học, phù hợp với thời gian và sức khỏe của con. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa để giải tỏa căng thẳng, giúp con phát triển thêm các kỹ năng mềm.
Mong rằng những thông điệp về áp lực học tập mà MindX chia sẻ trên đây đã giúp học sinh và các vị phụ huynh hiểu hơn về tình trạng này. Chỉ khi được học tập trong một môi trường thoải mái, không bị áp lực, học sinh mới có thể phát huy hết khả năng của mình. Bằng cách tạo ra một môi trường ủng hộ và khích lệ, phụ huynh đang giúp con xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công và hạnh phúc trong tương lai.
Cảm ơn ba mẹ đã đón đọc bài viết và hãy điền email đăng ký nhận bản tin từ MindX để trang bị cho mình các kiến thức nuôi dạy con tốt hơn, giúp con trở thành công dân số trong thời đại công nghệ 4.0 nhé!
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia được xem là kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm học tập của nhiều học sinh. Đây là một kỳ thi có tính “bước ngoặt” vì kỳ thi này ảnh hưởng đến những quyết định, những kế hoạch trong tương lai của mỗi người. Vì tính chất đó của kỳ thi mà luôn tồn tại những áp lực trước, trong và sau kỳ thi.
Nếu không thể tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh sẽ bị giới hạn trong các lựa chọn của mình, hạn chế hơn trong công việc vì nhiều nơi yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp. Những học sinh này cũng không được xét tuyển để có thể vào học tại các trường cao đẳng hoặc đại học, là một môi trường để đào tạo ngành nghề chuyên sâu và đảm bảo khoa học. Bên cạnh đó, khi đã tốt nghiệp, nhiều học sinh cũng sẽ gặp áp lực cạnh tranh với mong muốn vào được các trường đào tạo uy tín, môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển.
Sau những ngày “chạy hết công suất” có những gương mặt vỡ oà như trút bỏ được gánh nặng, cũng có những nét mặt thẫn thờ như đã trót bỏ lỡ điều gì. Nhưng những ngày sau đó, với phần lớn những sĩ tử đã vượt ải vũ môn, tình trạng “căng như dây đàn” vẫn còn tiếp tục đeo bám.
Em Trịnh Tiến Doanh (18 tuổi, Hà Nội) cho biết, bản thân phải chịu những kỳ vọng từ bản thân, gia đình, nhà trường và những “định mức” vô hình trong thời gian ôn tập. Kỳ thi kết thúc, tâm trạng Doanh trống rỗng, mệt mỏi và tự trách bản thân.
“Sau thi, bản thân em xuất hiện dần những cảm xúc tiêu cực, tinh thần luôn trong trạng thái trống rỗng và bất an về kết quả thi, dẫn đến trạng thái tinh thần không ổn định. Nhiều bạn bảo em là: ‘Tưởng học sinh giỏi thế nào, không bằng tớ khoanh bừa…’ nên em cảm thấy rất thất vọng về bản thân. Bố mẹ rất kỳ vọng vào em nhưng bài thi không như ý nên em rất mệt mỏi, hoang mang và chông chênh, em không biết phải làm thế nào” – Doanh bộc bạch.
Em Nguyễn Thị Mai Linh (18 tuổi, Vĩnh Phúc) cho biết: “Hôm đầu tiên thi xong, em cảm thấy nhẹ nhõm, cảm giác như được giải phóng. Nhưng các ngày sau đó, sau khi kiểm tra đáp án, rồi nghe mọi người bàn tán, em cảm thấy sợ, bất an về bài thi của mình…”.
Khác với cảm giác như được “giải phóng”, nhẹ nhõm sau kì thi, những sĩ tử có bài thi không như ý giống Mai Linh lại rơi vào trạng thái lo lắng, bất an.
Một kỳ thi quan trọng như kỳ thi THPT Quốc gia luôn tồn tại áp lực to lớn đến từ kỳ vọng của bản thân các em học sinh và gia đình. Và việc mắc vào những trạng thái tâm lý như lo lắng, trống rỗng, bất an…là điều khó tránh khỏi.
Trao đổi về vấn đề này, thạc sĩ tâm lý lâm sàng Đặng Đức Anh cho biết: “Kỳ thi THPT Quốc gia là kỳ thi lớn nên kỳ vọng cao. Các em đặt nhiều kỳ vọng vậy nên lo lắng nhiều; nhạy cảm hơn trong lúc chờ kết quả; có thể rất thất vọng và suy sụp khi phát hiện ra bất kỳ lỗi sai nào. Những phân tích của các em có thể bị sai lệch, phóng đại quá mức đối với các hệ quả có thể xảy ra trong tương lai khiến cho nhiều em khó có thể thư giãn được
Thậm chí, giai đoạn này còn tồn tại những trường hợp rạn nứt mối quan hệ bạn bè. Bởi vì đố kị, ghen tị, lo sợ điểm bạn cao hơn mình, thành tích tốt hơn mình, bạn tranh giành các suất học trường top của mình nên quay lưng, nghỉ chơi với nhau…”.
Nhiều học sinh sau kỳ thi, chưa kịp nghỉ ngơi thì đã tất bật so đáp án với các bạn hoặc tìm đến giáo viên để nhờ kiểm tra đáp án cho mình. Có những học sinh sau khi thi xong dù đã quyết định nghỉ xả hơi nhưng rồi cũng chỉ sau mấy ngày thấy các bạn kéo nhau đi so điểm, nghe các bạn bàn ra tán vào về điểm số và các dự định thì bản thân lại bắt đầu hoang mang, dao động.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia được xem là kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm học tập của nhiều học sinh. Đây là một kỳ thi có tính "bước ngoặt" vì kỳ thi này ảnh hưởng đến những quyết định, những kế hoạch trong tương lai của mỗi người. Vì tính chất đó của kỳ thi mà luôn tồn tại những áp lực trước, trong và sau kỳ thi.
Nếu không thể tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh sẽ bị giới hạn trong các lựa chọn của mình, hạn chế hơn trong công việc vì nhiều nơi yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp. Những học sinh này cũng không được xét tuyển để có thể vào học tại các trường cao đẳng hoặc đại học, là một môi trường để đào tạo ngành nghề chuyên sâu và đảm bảo khoa học. Bên cạnh đó, khi đã tốt nghiệp, nhiều học sinh cũng sẽ gặp áp lực cạnh tranh với mong muốn vào được các trường đào tạo uy tín, môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển.
Sau những ngày "chạy hết công suất" có những gương mặt vỡ oà như trút bỏ được gánh nặng, cũng có những nét mặt thẫn thờ như đã trót bỏ lỡ điều gì. Nhưng những ngày sau đó, với phần lớn những sĩ tử đã vượt ải vũ môn, tình trạng "căng như dây đàn" vẫn còn tiếp tục đeo bám.
Em Trịnh Tiến Doanh (18 tuổi, Hà Nội) cho biết, bản thân phải chịu những kỳ vọng từ bản thân, gia đình, nhà trường và những "định mức" vô hình trong thời gian ôn tập. Kỳ thi kết thúc, tâm trạng Doanh trống rỗng, mệt mỏi và tự trách bản thân.
"Sau thi, bản thân em xuất hiện dần những cảm xúc tiêu cực, tinh thần luôn trong trạng thái trống rỗng và bất an về kết quả thi, dẫn đến trạng thái tinh thần không ổn định. Nhiều bạn bảo em là: ‘Tưởng học sinh giỏi thế nào, không bằng tớ khoanh bừa…’ nên em cảm thấy rất thất vọng về bản thân. Bố mẹ rất kỳ vọng vào em nhưng bài thi không như ý nên em rất mệt mỏi, hoang mang và chông chênh, em không biết phải làm thế nào" - Doanh bộc bạch.
Em Nguyễn Thị Mai Linh (18 tuổi, Vĩnh Phúc) cho biết: "Hôm đầu tiên thi xong, em cảm thấy nhẹ nhõm, cảm giác như được giải phóng. Nhưng các ngày sau đó, sau khi kiểm tra đáp án, rồi nghe mọi người bàn tán, em cảm thấy sợ, bất an về bài thi của mình…".
Khác với cảm giác như được "giải phóng", nhẹ nhõm sau kì thi, những sĩ tử có bài thi không như ý giống Mai Linh lại rơi vào trạng thái lo lắng, bất an.
Một kỳ thi quan trọng như kỳ thi THPT Quốc gia luôn tồn tại áp lực to lớn đến từ kỳ vọng của bản thân các em học sinh và gia đình. Và việc mắc vào những trạng thái tâm lý như lo lắng, trống rỗng, bất an…là điều khó tránh khỏi.
Trao đổi về vấn đề này, thạc sĩ tâm lý lâm sàng Đặng Đức Anh cho biết: "Kỳ thi THPT Quốc gia là kỳ thi lớn nên kỳ vọng cao. Các em đặt nhiều kỳ vọng vậy nên lo lắng nhiều; nhạy cảm hơn trong lúc chờ kết quả; có thể rất thất vọng và suy sụp khi phát hiện ra bất kỳ lỗi sai nào. Những phân tích của các em có thể bị sai lệch, phóng đại quá mức đối với các hệ quả có thể xảy ra trong tương lai khiến cho nhiều em khó có thể thư giãn được
Thậm chí, giai đoạn này còn tồn tại những trường hợp rạn nứt mối quan hệ bạn bè. Bởi vì đố kị, ghen tị, lo sợ điểm bạn cao hơn mình, thành tích tốt hơn mình, bạn tranh giành các suất học trường top của mình nên quay lưng, nghỉ chơi với nhau…".
Nhiều học sinh sau kỳ thi, chưa kịp nghỉ ngơi thì đã tất bật so đáp án với các bạn hoặc tìm đến giáo viên để nhờ kiểm tra đáp án cho mình. Có những học sinh sau khi thi xong dù đã quyết định nghỉ xả hơi nhưng rồi cũng chỉ sau mấy ngày thấy các bạn kéo nhau đi so điểm, nghe các bạn bàn ra tán vào về điểm số và các dự định thì bản thân lại bắt đầu hoang mang, dao động.
Quá trình bàn tán về điểm số sẽ thường rất sôi nổi sau vài ngày đầu, sau đó là giai đoạn chờ công bố điểm. Lúc này nhiều em đã đoán được mức điểm của mình ở một số môn. Có người hài lòng và chấp nhận với mức điểm tự chấm, bĩnh tĩnh xem xét các lựa chọn tương lai. Cũng có nhiều bạn thì không, họ tiếp tục lo lắng nghĩ ngợi đến mất ăn, mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và cả các công việc hàng ngày.
ThS Đức anh chia sẻ: "Đã là thi cử, sẽ có người làm được bài và không làm được bài. Nhiều em khi làm không tốt sẽ dễ thất vọng về bản thân, có thể cảm giác xấu hổ đi kèm với đó là sự ân hận, tiếc nuối, tự trách vì mình chưa đủ chăm chỉ, chưa đủ cố gắng cũng như chưa đủ may mắn. Thậm chí có những em dù chưa biết điểm đã cảm thấy tương lai dường như đang vụt tắt ngay trước mắt."
Và khoảng thời gian sát ngày công bố điểm cũng là một khoảng thời gian dễ khiến ta căng thẳng, đối với nhiều bạn khoảng thời gian này như kéo dài ra và từng giây từng phút đều trở nên áp lực.
"Lối thoát" cho cảm xúc tiêu cực
ThS Đức Anh nhận định rằng, để có thể giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn sau kỳ thi THPT Quốc gia, các bạn học sinh hãy hiểu rằng kết quả đã thi xong là không thay đổi được. Do đó, có nghĩ ngợi nhiều về những lỗi của bài thi đi chăng nữa thì kết quả cũng không có khác biệt gì. Thay vì nghĩ về những điều chưa tốt, hãy tập trung vào mục tiêu là có một kế hoạch cho tương lai cho mình. Bằng cách áng chừng số điểm bản thân có thể đạt được, các em học sinh có thể học cách đối diện với kết quả thấp nhất và từ đó đưa ra kế hoạch. Khi đã chấp nhận được thực tế và có chấp nhận được các kế hoạch mình đưa ra thì các em sẽ đỡ hoang mang hơn. Sau giai đoạn học phổ thông là đến giai đoạn học nghề và làm nghề, các em hãy tập trung nhìn nhận những điểm mạnh của bản thân, kết hợp với sở thích cá nhân để đưa ra những lựa chọn giúp mình có thể đi lâu dài, giúp mình hạnh phúc khi được học và được làm công việc ấy.
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân xung quanh, những người quan tâm và lo lắng cho các em học sinh, lắng nghe các em cũng là một biện pháp quan trọng. Trong thời điểm bản thân đang mệt mỏi căng thẳng, suy nghĩ lộn xộn và dày đặc, rối như tơ vò", thì chúng ta rất cần những người ở cạnh, san sẻ với cảm giác của các em, hiểu nỗi khổ tâm và lo lắng của các em, động viên các em để từ đó bình tĩnh hơn và cùng tìm ra phương án tối ưu nhất
Ăn uống và sinh hoạt điều độ trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Các em đã dành một quãng thời gian dài để ôn luyện, có nhiều em ngủ rất ít và thức khuya, ăn uống vội vàng… thì bây giờ sau khi thi xong sẽ là quãng thời gian cho việc nghỉ ngơi. Sức khỏe thể chất tốt cũng là cơ sở để giúp chúng ta cải thiện các vấn đề sức khỏe tinh thần.
Ngoài ra, các em có thể dành thời gian cho các sở thích cá nhân. Tham gia các hoạt động yêu thích sẽ giúp cải thiện tâm trạng phần nào bởi ngoài giúp ta vui vẻ thì sự bận rộn với các hoạt động đó cũng giúp các em đỡ có thời gian nghĩ ngợi về những điều tiêu cực.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Muôn hình vạn trạng các vấn đề tâm lý ở trẻ em
Có em học sinh học giỏi, thi đỗ trung học phổ thông năm 2022 ở trường thuộc tốp đầu với mức điểm cao, khiến cả nhà tự hào. Năm nay, chuẩn bị lên lớp 11, em bỗng trở thành mối lo của cả nhà, nguyên nhân là đêm nào em cũng chơi game tới tận khuya, bạn chơi toàn người nước ngoài. Từ một học sinh ngoan, cởi mở, giờ đây em ngày càng sống khép mình, không thích đi chơi cùng gia đình, chỉ sôi nổi hào hứng khi trò chuyện, đấu game với bạn trên mạng. Bố mẹ dùng biện pháp mạnh, tăng cường kiểm soát, không cho chơi khuya, em phản ứng gay gắt, mang chiều hướng tiêu cực.
Những tình huống tâm lý bất thường ở trẻ, đặc biệt là trẻ dậy thì, tương tự như trường hợp trên, có thể xảy ra ở bất cứ gia đình nào. Bên cạnh đó, tình trạng trẻ đánh nhau, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề không phải hiếm. Ngoài ra, không ít trường hợp trẻ em tỏ ra chán nản, mệt mỏi, bi quan, thiếu tự tin vào năng lực của bản thân trước áp lực học tập. Có những em ăn không ngon, ngủ không yên, căng thẳng, lo âu, mất tập trung, buồn bực, chán học, sợ học, trầm cảm, thậm chí, một số em còn nghĩ tới việc tự tử để được giải thoát…
Thông tin từ Diễn đàn Trẻ em quốc gia năm 2023 vừa được tổ chức cho thấy, tình trạng bạo lực, lạm dụng game online, bị xâm hại tình dục, lạm dụng chất kích thích, khủng hoảng tâm lý, một số rối loạn tâm thần và các khó khăn khác trong học tập xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi. Trước thực trạng đó, hoạt động tư vấn tâm lý được kỳ vọng sẽ giúp cho các em nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội. Từ đó, giúp các em tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, cải thiện các mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè...
Triển khai đồng bộ các giải pháp
Nhấn mạnh vai trò của các dịch vụ hỗ trợ xã hội, các thầy, cô giáo, nhân viên tư vấn trong việc tư vấn, tương tác, trợ giúp tâm lý, can thiệp khi các em gặp phải tình huống khó khăn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh đánh giá: Hoạt động tư vấn tâm lý được quan tâm sẽ giúp các em nhỏ có được cảm xúc tích cực, đưa ra được những quyết định phù hợp để giải quyết tình huống khó khăn các em gặp phải. Vì vậy, cần xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội, đồng thời quan tâm, hỗ trợ các em nhỏ có vấn đề khúc mắc một cách kịp thời để các em ổn định tâm lý.
Chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Trần Thu Hương, cũng có những tham vấn mang ý nghĩa thực tế trong hỗ trợ giải quyết vấn đề chấn thương tâm lý liên thế hệ ở trẻ em. Khẳng định trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dưỡng con em mình trong một môi trường lành mạnh, giáo dục con bằng các biện pháp tích cực, không dùng bạo lực cả về thể chất và tinh thần, chuyên gia tâm lý Trần Thu Hương lưu ý: Người lớn trong nhà cần làm gương cho con cháu về cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn không dùng bạo lực. Đồng thời, cần quan tâm tới tâm lý của con cái, luôn đồng hành cùng con, dành thời gian lắng nghe con trò chuyện, chia sẻ về những vấn đề mà con gặp phải để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ con.
Trẻ em cần tư vấn giải quyết các khúc mắc có thể gọi đến Tổng đài bảo vệ trẻ em quốc gia 111, hoặc đường dây nóng 0243.2233.111 của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội để được nhân viên tư vấn kết nối các chuyên gia tâm lý hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, có những trường học đã triển khai bố trí Phòng Tư vấn tâm lý để thực hiện việc tư vấn, tham vấn tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, đáng tiếc là không nhiều học sinh chủ động đến Phòng Tư vấn tâm lý để tìm kiếm sự trợ giúp, do nhiều em e ngại bị bạn bè trêu chọc, sợ thầy cô la mắng, sợ bị lộ thông tin cá nhân.
Để khắc phục tình trạng này, theo Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam, người làm công tác tư vấn tâm lý cần được tập huấn, đào tạo kỹ năng để có khả năng thiết lập và duy trì được mối quan hệ hỗ trợ mang tính chuyên nghiệp, gây dựng được niềm tin đối với học sinh cần tư vấn. Bên cạnh đó, cần biết nhận định các vấn đề về bệnh tâm lý, tinh thần, gia đình, bạo hành trẻ em, hiểu một cách sâu sắc về vấn đề học sinh cần tư vấn. Đặc biệt, nên nghe nhiều hơn nói, không áp đặt, thảo luận những chủ đề nhạy cảm mà không tạo cho học sinh cần tư vấn mặc cảm, xấu hổ hay sợ hãi…
Áp lực thi cử, học hành, áp lực từ chính bản thân, bạn bè, thầy cô, cha mẹ… khiến nhiều học sinh rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và mắc các chứng rối loạn do stress.
Nữ sinh cấp 2 nhập viện vì áp lực phải học giỏi nhất lớp
Những ngày này, học sinh, phụ huynh “nín thở” khi Hà Nội cùng nhiều địa phương trên cả nước công bố kết quả kỳ thi vào lớp 10. Đây cũng là thời điểm khiến nhiều em rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu.
Mới đây, các bác sĩ khoa Sức khoẻ vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận, điều trị cho một nữ sinh 12 tuổi bị trầm cảm vì áp lực học hành, nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và luôn hoảng sợ.
Theo người nhà, bệnh nhân có tính cách hiền lành, ngoan ngoãn, học lực giỏi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do áp lực phải đạt được vị trí đứng đầu lớp mới được vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi của trường, khiến nữ sinh luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ.
Tình trạng này kéo dài khiến nữ sinh này cảm thấy sợ đi học và không dám đến trường học. Mỗi lần nghĩ tới chuyện đi học bệnh nhi lại cảm thấy căng thẳng và sợ hãi. Điều này ngày càng khiến cho em mất ngủ, không tập trung vào học, học lực giảm sút.
Kết quả học tập giảm càng khiến trẻ lo lắng vì bị bạn bè chê cười, xem thường và thầy cô giáo khiển trách. Em rơi vào trạng thái chán nản và không còn thiết tha mọi thứ trong cuộc sống. Thấy tình trạng bất thường của con, gia đình vội đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám.
Tương tự, cũng tại khoa Sức khoẻ vị thành niên của bệnh viện, một nữ học sinh (lớp 9, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng bồn chồn không yên, khó ngủ, lo lắng, hay khóc… Tình trạng này diễn ra liên tục khi kỳ thi đến gần khiến phụ huynh vô cùng lo lắng và đã đưa trẻ đến khám, điều trị.
Cả hai bệnh nhi trên được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương xác định có các rối loạn tâm lý liên quan áp lực học tập căng thẳng.
TS Ngô Anh Vinh - Phó Trưởng Khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, năm 2022, Khoa Sức khỏe Vị thành niên của bệnh viện đã tiến hành nghiên cứu về các rối loạn tâm lý ở học sinh tại một số trường THCS ở Hà Nội cho thấy 38% trẻ được nghiên cứu có các biểu hiện lo âu, 33% bị stress và trầm cảm là 26,1%.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở học sinh: Trẻ có hành vi và cảm xúc bất thường: Hay cáu gắt hoặc khóc lóc vô cớ, mệt mỏi, buồn chán, không giao tiếp với mọi người,… Trẻ có biểu hiện mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, chán ăn - bỏ ăn. Ngoài ra, trẻ hay có các triệu chứng cơ thể như đau bụng, đau đầu, đau ngực, tim đập nhanh… Lo lắng quá mức, luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong số các trẻ đến khám và điều trị vì các biểu hiện lo âu, trầm cảm và căng thẳng. Nhiều em được đánh giá ngoan, có thành tích học tập khá giỏi. Những trẻ này thường hay tự tạo áp lực với bản thân mình để giữ hình ảnh với bạn bè, gia đình, thầy cô khiến trẻ nỗ lực không ngừng.
Điều này khiến trẻ dễ bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm, nhất là khi không đạt được kỳ vọng như mong muốn. Nguyên nhân của rối loạn trên thường là khối lượng kiến thức quá nhiều, trẻ chuẩn bị cho kỳ thi chưa tốt, tâm lý chưa vững vàng và áp lực từ nhà trường, bố mẹ…
Tương tự, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiếp nhận, khám chữa nhiều học sinh mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng, đặc biệt có những trường hợp đã xảy ra biến chứng nặng áp lực thi cử…
Điển hình, Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Gan mật Tụy của bệnh viện đã tiếp nhận và phẫu thuật viêm phúc mạc do thủng ổ loét hành tá tràng cho một học sinh thi chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10.
Đó là bệnh nhân nam N.X.Đ. 15 tuổi, học sinh lớp 9 đang chuẩn bị thi cuối cấp lên lớp 10. Bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày tá tràng đã điều trị nội khoa nhiều đợt.
Trước đó, lo lắng chuyện thi cử, luyện thi nên em Đ. đau bụng vùng trên rốn nhiều hơn. Sau một ca học thêm buổi tối, em N.X.Đ. về nhà bị đau bụng dữ dội kèm theo sốt cao. Em Đ. được gia đình đưa vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng có hội chứng nhiễm trùng rõ, bụng đau co cứng như gỗ.
Sau khi được làm những xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân Đ. được chẩn đoán, viêm phúc mạc do thủng ổ loét hành tá tràng. Ngay sau đó, bệnh nhân Đ. được các bác sĩ mổ cấp cứu phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét hành tá tràng, lau rửa, dẫn lưu ổ bụng. Bệnh nhân Đ. được ra viện sau 5 ngày điều trị nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị thuốc và theo dõi khám lại.
Cách giúp trẻ vượt qua stress trong mùa thi
Trước đó, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiếp nhận, điều trị nhiều ca bệnh là người trẻ, đặc biệt, có những bệnh nhân ở độ tuổi học sinh phải vào việc vì áp lực học tập lớn. Sau nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra, số lượng bố mẹ đưa con đến Viện Viện Sức khỏe Tâm thần khám tăng lên rõ rệt. Có những trường hợp trẻ có dấu hiệu bệnh từ 3-5 năm trước.
Áp lực thi cử khiến nhiều học sinh coi đó là gánh nặng, lo sợ thi không đỗ đã dẫn đến căng thẳng, lo lắng, kém tập trung, mất ngủ… Có học sinh học lực xuất sắc, nhưng áp lực thi vào trường chuyên khiến học sinh này căng thẳng, lo lắng, dẫn đến rối loạn lo âu trước kỳ thi, buộc cha mẹ phải cho con vào viện thăm khám.
Theo TS Dương Minh Tâm - Trưởng Phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khỏe tâm thần, stress ảnh hưởng tới tư duy, cảm xúc, hành vi… Trẻ bị stress thường hay bồn chồn, bốc đồng, giảm tập trung, dễ cáu gắt; thường biểu hiện khó tin tưởng người khác; khó kết nối với bạn bè; khó khăn trong kiểm soát hành vi: Ăn vô độ, chán ăn, tự làm đau bản thân…
Nhiều phụ huynh không phát hiện ra sự bất thường của con, chỉ tới khi con kêu đau bụng, đau đầu, đi khám mới phát hiện bị stress.
Theo các bác sĩ, với trẻ được xác định có bệnh lý như rối loạn âu lo, sẽ được chỉ định dùng thuốc, điều trị tâm lý trị liệu, và các phương tiện hỗ trợ khác cải thiện các triệu chứng, bệnh lý của trẻ.
Tuy nhiên, nhân cách là yếu tố quyết định cần được bồi dưỡng từ nhỏ từ cha mẹ, nhà trường, môi trường sống, trải nghiệm của con, giúp trẻ có nhân cách mạnh mẽ vượt qua các áp lực và stress.
Theo bác sĩ Tâm, nhân cách trẻ càng mạnh, stress càng khó thắng, do vậy những người lãng mạn, bay bổng, thiếu ý chí, tự ti… thì dễ bị stress. Khi trẻ thuộc tuýp người này, cha mẹ cần xây dựng hỗ trợ nâng cao tinh thần chiến đấu cho trẻ. Vai trò của phụ huynh và gia đình rất quan trọng giúp trẻ tránh stress, đặc biệt trong mùa thi.
“Các bậc phụ huynh, cần nhận thức stress là phép thử mà mỗi lần vượt qua giúp hoàn thiện và trưởng thành hơn. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng đối mặt với stress sẽ khiến trẻ tăng stress.
Mặt khác, cha mẹ nên tránh không tạo áp lực cho con trẻ trong mùa thi. Dù áp lực không phải lúc nào cũng bất lợi, nếu trẻ có mục tiêu thì coi mùa thi là bước ngoặt động lực vượt qua, nhưng với trẻ có nhân cách yếu đuối đó lại là nguyên nhân khiến trẻ gia tăng stress” - bác sĩ Tâm khuyến cáo.
Đồng quan điểm, TS Ngô Anh Vinh cho rằng, cha mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều vào con, vì điều này vô tình tạo áp lực lớn cho con mình. Thay vào đó, phụ huynh nên hiểu rõ về năng lực, sở trường của con để đặt ra mục tiêu, chọn trường, chọn lớp phù hợp.
Bên cạnh đó, cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con mình để đưa ra những tư vấn cũng như định hướng đúng đắn giúp trẻ giải tỏa được áp lực về học tập, thi cử.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo cho con mình chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ, tập luyện thể dục, thể thao đều đặn sẽ giúp con có một sức khỏe tinh thần tốt để tự tin vượt qua các kỳ thi.
"Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi trong bất kỳ một thời điểm nào đó của cuộc đời và khoảng 10-15% dân số có thể bị bệnh trầm cảm. Trên thực tế có rất nhiều người bệnh trầm cảm còn cố gắng giấu giếm cảm xúc của mình, vì thế nếu thấy người thân có dấu hiệu khác thường, hãy khuyên họ đi gặp bác sĩ để được điều trị bệnh kịp thời." - PGS.TS Tô Thanh Phương - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Trưởng khoa Cấp tính nữ.
Cha mẹ cần nhớ rằng, áp lực học tập có lợi ích giúp con trở nên cố gắng nhiều hơn nhưng cũng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến học sinh, cả về thể chất và tinh thần. Do đó, cha mẹ cần có những hành động phù hợp để giúp con giải tỏa áp lực học tập, để con có thể học tập hiệu quả và phát triển toàn diện.
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ để tránh đặt áp lực học hành lên con:
Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái có thể là nguồn động lực mạnh mẽ, đánh thức tiềm năng vô tận trong tâm hồn của trẻ nhưng cũng có thể trở thành áp lực đè nặng trên hành trình trưởng thành của con. Chính vì vậy, điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất là cha mẹ cần đặt ra kỳ vọng học tập thực trạng với khả năng của con. Việc đặt kỳ vọng quá cao sẽ khiến con cảm thấy áp lực, mệt mỏi và dễ dẫn đến thất bại.
Cha mẹ cần động viên, khuyến khích con học tập, nhưng cũng cần tôn trọng khả năng của con. Thay vì đặt mục tiêu con phải đạt điểm cao trong tất cả các môn học, cha mẹ có thể đặt cho con mục tiêu phấn đấu đạt điểm tốt trong các môn học mà con có khả năng.
Ví dụ, nếu trẻ có xu hướng học tốt các môn tự nhiên, phụ huynh có thể đặt kỳ vọng trẻ đạt được mức điểm 9, 10 trong các kỳ kiểm tra. Còn nếu trẻ học chưa thực sự tốt thì kỳ vọng mức điểm khá 7,8 sẽ là phù hợp. Điều quan trọng là cha mẹ nên thường xuyên trao đổi với con và các thầy cô giáo về kết quả học tập của con, để hiểu được khả năng của con và điều chỉnh kỳ vọng cho phù hợp.