Việc nắm được thông tin tuyển sinh trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM năm 2024 sẽ là cơ sở để các bạn đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp với mình.
Việc nắm được thông tin tuyển sinh trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM năm 2024 sẽ là cơ sở để các bạn đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp với mình.
Mỗi năm học, trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh sinh viên cho các ngành học khác nhau với chỉ tiêu riêng cho từng ngành.
Hiện tại trường vẫn chưa công bố thông tin chi tiết về chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2024.
Sinh viên trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM có thể học 4 năm hoặc 5 năm tùy thuộc vào từng chuyên ngành. Các ngành Đồ họa, Hội họa, Điêu khắc thường là chương trình học 5 năm. Các ngành còn lại có thời gian học tiêu chuẩn là 4 năm.
Thí sinh thi vào trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh cần nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại: Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế của trường:
Thí sinh ở xa có thể nộp hồ sơ theo hình thức gửi bưu điện và chuyển khoản lệ phí hồ sơ, lệ phí dự thi qua tài khoản của Trường.
Để có cơ hội trở thành sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024, ngoài việc tham gia kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, thí sinh cần tham gia thi các môn chuyên môn (tùy theo ngành học) trực tiếp tại trường. Cụ thể, thí sinh sẽ thi tại số 5 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Học Đại học Mỹ thuật TP.HCM ra làm gì là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ thắc mắc hiện nay.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Ho Chi Minh City University of Fine Arts
số 5, đường Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Bình Thạnh
Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học chuyên ngành về đào tạo nhóm ngành mỹ thuật tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.[2]
Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Tiền thân là trường Vẽ Gia Định (École de Dessin) được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1913. Năm 1917, trường đổi tên là trường Trang trí Mỹ thuật Gia Định, một trường mỹ thuật duy nhất ở miền Nam Việt Nam được xếp vào bậc trung học chuyên nghiệp đệ nhất cấp và được công nhận là thành viên của Hiệp hội Trung ương Trang trí Mỹ thuật Paris.[2]
Kể từ khi thành lập, "Trường Vẽ Gia Định" ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển ấy chủ yếu là do đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghệ thuật, cho đến năm 1917 trường vẽ Gia Định là trường Mỹ thuật duy nhất được xếp vào loại "trường Trung học đệ nhất cấp" và được nhận là hội viên của "Hiệp hội Trung ương trang trí Mỹ thuật Paris". Đây là cột mốc quan trọng vì là lần đầu tiên học sinh của trường được tiếp xúc với hội họa phương Tây. trường bắt đầu đào tạo có hệ thống, có phương pháp khoa học, thay cho cách đào tạo truyền nghề. Những người có công làm việc đó là: Ông L'Helgouache, ông Garnier, ông André Joyeux, ông Claude Lemaire, ông Lưu Đình Khải, ông Đỗ Đình Hiệp...
Năm 1940, trường vẽ Gia Định được đổi tên thành "trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định" (École des Arts appliqués de Gia Đinh). Từ đây chương trình đào tạo của trường dần dần được cải thiện, thêm môn trang trí tổng quát, luật viễn cận... Đặc biệt thêm môn học ký họa, nhờ thế mà trường đã đưa học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống, phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động trong những tác phẩm nghệ thuật.
Năm 1945, với Cách mạng tháng Tám và "Toàn Quốc kháng chiến", nhiều học sinh của trường đã bỏ học đi kháng chiến như: Huỳnh Công Nhãn, Hoàng Trầm... Thời gian này trường cũng tạm ngưng hoạt động.
Năm 1946, trường mang tên là trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định (École des Arts appliqués de Gia Đinh).
Năm 1951, trường lại đổi tên thành trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định.
Năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với chương trình học 3 năm, qua các chuyên khoa: Sơn dầu, Sơn mài, Lụa, Điêu khắc. Vị Giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966).
Mốc lịch sử quan trọng về đào tạo mỹ thuật ở Sài Gòn trong thời kỳ này là chủ trương nâng cấp về đào tạo của hai trường: Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là trường Mỹ nghệ Gia Định).
Năm 1971, trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định nâng thêm một cấp học nữa, trở thành hai cấp học: Cấp I học 4 năm, cấp II học 3 năm. Và chính thức đổi tên thành "Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật". Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cũng nâng thêm một cấp học biến tổng số năm học trong trường từ 3 năm lên thành 7 năm.
Năm 1975, hai trường trên được nhập lại làm một. Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu được phân công vào Ban phụ trách trường" Sau thời gian tiếp quản, ông Nguyễn Phước Sanh được cử làm hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, sau đó là trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
Ngày 12 tháng 11 năm 1975, Bộ Văn hóa thông tin của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức phê chuẩn thành lập Ban phụ trách (bao gồm trường vẽ Gia Định và Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn) gồm có 2 ông: Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu để chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Ngày 12 tháng 11 năm 1976, Bộ Văn hóa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường (gồm 2 trường) thành trường Cao đẳng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
Ngày 29 tháng 9 năm 1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường thành trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có hai hệ: hệ Đại học và hệ Trung học. Hệ Đại học có Đại học chính quy và Đại học tại chức.
Hệ Đại học 6 năm (trước 1975) được thống nhất lại còn 5 năm; Trung học 5 năm thành 3 năm. Hiện nay hệ Trung học đang dần được chuyển về các địa phương để được đào tạo theo chương trình thống nhất do Bộ văn hóa ban hành.
Về cơ cấu lãnh đạo, từ năm 1974 đến nay trường đã qua 3 thời kỳ hiệu trưởng: Giáo sư Nguyễn Phước Sanh, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng, Nguyễn Huy Long, NGND. Tiến sĩ Trương Phi Đức, hiện nay, PGS. Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh.
Trong 30 năm qua, nhà trường đã đào tạo gần 2.500 học sinh, sinh viên - hiện họ đang hoạt động hầu hết ở các tỉnh Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Các ngành đào tạo trình độ Đại học:
Ngành Sư phạm mỹ thuật (Arts Education).
Ngành Lý luận Lịch sử phê bình mỹ thuật (Theory, history and criticism of Fine Arts).
Ngành Thiết kế đồ họa (Graphic design):
Các chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ:
Chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ:
Thí sinh lựa chọn 1 trong 3 phương án xét tuyển môn Ngữ văn sau khi đã được công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung cấp nghề. Cụ thể như sau:
_Đào tạo đa dạng về các ngành mỹ thuật truyền thống, kĩ năng vẽ tay từ sơn dầu, sơn mài đến in khắc gỗ, in lưới các ngành cần thiết cho giảng viên đại học và giáo viên mỹ thuật nói chung.
_Được đi thực tập dạy học ở các trường tiểu học, trung học,..
_Sinh viên được đào tạo kỹ năng hình họa người và bố cục màu trong sáng tác.
_ Hội họa chia thành 3 chuyên ngành (phân ngành vào năm 3)
Chuyên ngành 1: Tranh in (Printmaking)
_Đồ họa chia làm 2 chuyên ngành chính (phân ngành vào năm 3):
_Đào tạo chuyên môn hình họa người và bố cục trên các chất liệu điêu khắc như tượng thạch cao, phù điêu, gò đồng,...
_ Trang bị kiến thức cơ bản về Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật: các kỹ thuật chất liệu của Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc – Lịch sử Thế giới – Lịch sử Việt Nam , Lịch sử văn học Thế giới – Lịch sử văn học Việt Nam – Lý luận văn học – Ngôn ngữ học – Khảo cổ – Bảo tồn và Trùng tu di tích – Văn hóa học – Hán nôm – Tin học,... Phương pháp nghiên cứu, thực tế về Mỹ thuật....
_ TKĐH được phân làm 2 chuyên ngành (phân ngành vào năm 2)
+ Thiết kế Đồ hoạ (Graphic):ứng dụng thiết kế hình ảnh. Điểm đặc biệt của chuyên ngành graphic là đồ án "72 ý tưởng" hoành tráng giúp kích thích sự sáng tạo phát triển ý tưởng hình ảnh của designer, thiết kế logo, bộ thương hiệu, poster,...
+ Thiết kế Truyền thông (Media): ứng dụng thiết kế truyền thông: Quay phim, dựng 3D, hoạt hình, edit video, xử lý hậu kì, thiết kế web, marketting,..
_Các đồ án của TKĐH phải kể đến như là: typography (thiết kế font chữ), vẽ truyện tranh, thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu, diễn họa 3D, quay phim , dựng phim, làm hoạt hình...
Năm học 2019 - 2020 có tổng cộng 516 sinh viên được trao học bổng khuyến tài 1&1 trong đó có 114 Sinh viên nhận học bổng lần đầu và 402 sinh viên tiếp tục nhận học bổng các năm thứ 2, 3, 4, 5, 6 với số tiền gần 2 tỷ đồng.
Ngày 27-10-2019, Hội Khuyến học TP.HCM tổ chức ngày hội truyền thống khuyến học, lễ trao học bổng khuyến tài năm học 2019-2020.
Buổi lễ có sự tham gia của bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó chủ tịch nước, chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm CLB “Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu”; Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Thị Dung, Bà Trương Thị Hiền – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, các ân nhân và sinh viên nhận học bổng.
) của Hội Khuyến học TP.HCM được thực hiện theo phương thức một ân nhân (cá nhân hoặc đơn vị) nhận tài trợ cho một sinh viên cụ thể và ân nhân sẽ tài trợ cấp học bổng cho sinh viên đó trong suốt quá trình học Đại học.
Từ 5 sinh viên đầu tiên được nhận học bổng năm học 1999-2000, đến nay sau 19 năm thực hiện, chương trình đã trao tặng học bổng cho 2.639 sinh viên, với sự tài trợ của 638 cá nhân và 43 tập đoàn, công ty đơn vị với tổng số tiền gần 25 tỷ đồng.
5 sinh viên đầu tiên nay có một người là tiến sĩ, ba thạc sĩ, một sinh viên được bình chọn là Công dân tiêu biểu của thành phố. Năm nay, trong số 130 sinh viên đã nhận học bổng tốt nghiệp Đại học, được vinh danh trong buổi lễ có 12 sinh viên đạt loại giỏi.
Lãnh đạo Hội khuyến học thành phố Hồ Chí Minh đã tặng hoa và “Bảng ghi nhận Tấm lòng vàng” đến các Ân nhân đã có những đóng góp to lớn trong công tác khuyến học trong nhiều năm liên tục.
Đại diện Sinh viên khóa 18 đã trao cờ truyền thống của Câu lạc bộ khuyến tài cho đại diện sinh viên khóa 19.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó bí thư Thành ủy Võ Thị Dung nhấn mạnh: lãnh đạo TP luôn hoan nghênh và đánh giá cao các hoạt động của Hội Khuyến học TP, với nhiều phong trào, trong đó ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp nhất là Chương trình Học bổng 1&1. Đến nay 24 quận huyện đều xây dựng được mô hình học bổng 1&1.
Bà Dung đề nghị Hội Khuyến học nhân rộng thêm các mô hình khuyến học khuyến tài, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, cộng đồng, nhanh chóng triển khai kế hoạch xây dựng TP học tập.
Ho Chi Minh City University of Technology(HUTECH University)
475A (số cũ 144/24) Điện Biên Phủ, phường 25, quận
Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh - HUTECH là một đại học tư thục. Trường chính thức chuyển từ loại hình dân lập sang tư thục theo quyết định số 702/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 19/05/2010.
Hiện tại, hệ thống giáo dục HUTECH (HUTECH Education) bao gồm 2 trường đại học thành viên là Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) và Trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF), bên cạnh đó, còn có Trường liên cấp song ngữ Hoàng Gia - Royal Bilingual International School - Royal School.[1]
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26/4/1995 theo quyết định số 235/TTg của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 2128/GD-ĐT ngày 24/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường chính thức chuyển từ loại hình dân lập sang tư thục theo quyết định số 702/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 19/05/2010.
Đại học HUTECH sở hữu 3 khu học xá tại khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh với tổng diện tích trên 100.000 m². HUTECH đã đưa vào sử dụng Trung tâm Đào tạo nhân lực chất lượng cao HUTECH và Viện Công nghệ cao HUTECH vào năm 2016.[2]
Tính đến tháng 1 năm 2015, trường có 723 giảng viên. Trong đó có 9 Giáo sư, 21 Phó giáo sư, 95 Tiến sĩ, 416 Thạc sĩ và 182 giảng viên có trình độ Đại học.[3]
Năm học 2017 - 2018[4], trường có 1109 giảng viên. Trong đó có 9 Giáo sư, 32 Phó giáo sư, 181 Tiến sĩ, 707 Thạc sĩ và 191 giảng viên có trình độ Đại học.
Năm học 2022 - 2023, trường có 1875 giảng viên cơ hữu gồm 15 Giáo sư, 45 Phó Giáo sư, 249 Tiến sĩ khoa học - Tiến sĩ, 1226 Thạc sĩ.
Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH điều hành các chương trình đào tạo Quốc tế, đồng thời chủ trì các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các công ty, viện trường trên thế giới. Hiện tại, HUTECH có quan hệ hợp tác đào tạo với Đại học mở Malaysia, Đại học Lincoln - Hoa Kỳ, Đại học Seokyeong - Hàn Quốc, Đại học VIA - Đan Mạch, Cao đẳng Marie Victorin - Canada. Các chương trình hợp tác đào tạo thực hiện từ bậc Cao đẳng đến thạc sĩ.
Viện Công nghệ Việt – Nhật (VJIT) là chương trình liên kết với các đại học hàng đầu của Nhật Bản, hiện đang triển khai đào tạo 20 chuyên ngành đại học chuẩn Nhật Bản.