Sáng nay (21/10), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường (SN 1976), Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Sáng nay (21/10), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường (SN 1976), Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn chúc mừng Tổng cục Thuế đã kiện toàn được Ban lãnh đạo, đồng thời chúc mừng ông Vũ Mạnh Cường - Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, được Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính tín nhiệm bổ nhiệm giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Thứ trưởng đánh giá, trong quá trình công tác, ông Vũ Mạnh Cường luôn thể hiện có năng lực quản lý, điều hành, trách nhiệm trong công việc; là cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ chuyên môn sâu, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm, có khả năng tập hợp quần chúng, có mối quan hệ phối hợp công tác tốt với các đơn vị trong và ngoài ngành tài chính.
Với trình độ, kinh nghiệm, năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành của ông Vũ Mạnh Cường, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính bày tỏ tin tưởng ở cương vị Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Vũ Mạnh Cường sẽ cùng tập thể Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế điều hành Tổng cục Thuế thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, tiếp tục phát huy được thành quả tốt đẹp của các thế hệ lãnh đạo đi trước.
“Trước mắt đề nghị tân Phó tổng cục trưởng Vũ Mạnh Cường cần chung tay cùng tập thể Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí trong nội bộ; chung sức, chung lòng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, nhà nước, Bộ Tài chính giao. Đồng thời, Lãnh đạo Bộ Tài chính đề toàn ngành Thuế tập trung mọi nguồn lực, triển khai quyết liệt, đồng bộ mọi giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội giao”, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn chỉ đạo.
Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, năng lực cá nhân của đồng chí Vũ Mạnh Cường trong thời gian giữ vị trí lãnh đạo tại Cục Thuế Hà Nội, tiếp tục triển khai đề án kế thừa từ các đồng chí Cục trưởng trước đây. Ngành Thuế Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu năm 2023 và 10 tháng năm 2024, hướng tới thu bền vững.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó tổng cục trưởng Vũ Mạnh Cường bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Thành ủy Hà Nội đã tin tưởng và tín nhiệm khi giao trọng trách này.
Theo ông Cường, ngành Thuế là ngành có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội với vai trò chủ công trong việc xây dựng ngân sách nhà nước. Việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế sẽ tạo nguồn lực tài chính vững mạnh, làm đòn bẩy phát triển cho các hoạt động đầu tư, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho đầu tư cơ sở hạ tầng, cho văn hóa, y tế, giáo dục, cho phát triển kinh tế số, thực hiện chuyển đổi số Quốc gia… góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng.
Cùng với với đó, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn đề nghị tân Phó tổng cục trưởng Vũ Mạnh Cường cần tập trung phối hợp với các thành viên Ban lãnh đạo Tổng cục Thuế để lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường công tác phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt là tại các địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai, dịch bệnh sớm phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa hệ thống thuế.
Cục trưởng có vai trò là cơ quan hỗ trợ, giúp Bộ trưởng và Tổng cục trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi của cục. Đây vừa là trách nhiệm để đảm bảo hiệu quả trong quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Chỉ có thể mới bảo đảm chất lượng công tác phân công, phối hợp giữa các đơn vị trong hoạt động quản lý nhà nước.
Cục trưởng các cục khác nhau có thẩm quyền, nhiệm vụ khác nhau tùy vào lĩnh vực được phân công quản lý. Qua đó cũng xác định chuyên môn, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không giống nhau. Tuy nhiên trên vai trò lãnh đạo cơ quan, đơn vị, có thể thấy:
Cục trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Tùy thuộc vào chức danh cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn và quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể. Từ đó xác định cho trách nhiệm, quyền hạn cũng như tính chất công việc của Cục trưởng.
– Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan trong thẩm quyền quản lý. Vai trò của Cục trưởng là người đứng đầu, nên phải thực hiện điều hành, tổ chức công việc chung. Cũng như phân chia, bố trí thực hiện nhiệm vụ cho đơn vị. Do đó nhiệm vụ này thể hiện trong hiệu quả làm việc của Cục.
– Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục trực thuộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cục theo quy định của pháp luật; Cục là đơn vị cấp trên trực tiếp của các Chi cục. Do đó phải thực hiện quản lý, giám sát, phân chia nhiệm vụ cho các chi cục. Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả phân công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung ở các Chi cục. Đó mới là hoàn thành các nhiệm vụ của mình trong tính chất lãnh đạo.
Ngoài ra cũng được xác định trong các công việc cụ thể của từng lĩnh vực. Trên đây chỉ là xác định chung nhất trong nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng.
Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, thực hiện hoạt động lãnh đạo. Phải chịu trách nhiệm trước Bộ là đơn vị quản lý cấp trên và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Tùy thuộc vào tính chất lĩnh vực quản lý mà xác định được trách nhiệm của Tổng cục trưởng. Trong đó, phải đảm bảo tính chất quản lý, điều hành công việc trong đơn vị quản lý. Cũng như phân công nhiệm vụ để phối hợp tốt trong hoạt động của các Cục.
Một Tổng cục chỉ có một Tổng cục trưởng. Đây là chức danh cao nhất, cũng có nhiều quyền hạn nhất trong Tổng cục. Ngoài ra cũng thực hiện quản lý các cục, các chi cục một cách gián tiếp.
Các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản:
Tổng cục trưởng trình Bộ quản lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục. Để xác định các công việc, định hướng chiến lược trong hoạt động của đơn vị. Các tham mưu giúp đảm bảo hiệu quả chuyên môn, cũng như dựa trên năng lực của người đứng đầu một Tổng cục.
Thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật. Đây là công việc quản lý, giám sát cũng như phân công cụ thể công việc trong phạm vi quản lý. Cũng như điều hành các công việc ở đơn vị cấp dưới là các Cục. Để đảm bảo mang đến hiệu quả công việc chung trong nhiệm vụ của tổng cục.
Ngoài ra, tùy thuộc lĩnh vực quản lý cụ thể mà các quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng cũng được xác định. Mang đến các cụ thể hóa trong quyền hạn và nhiệm vụ trong quản lý nhà nước.
Chi cục là một bộ phận công tác chuyên môn, nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lí tập trung thống nhất của cơ quan hành chính nhà nước. Đây là đơn vị thực hiện công việc chuyên môn của Cục.
Chi cục trưởng Chi cục là người đứng đầu Chi cục, thực hiện nhiệm vụ quản lý cũng như điều hành công việc chuyên môn. chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nhiệm vụ của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Các chi cục được tổ chức hoạt động trên địa bàn, lĩnh vực quản lý cụ thể. Chi cục trưởng cũng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thẩm quyền được trao. Trong đó, tùy thuộc vào lĩnh vực quản lý cụ thể mà các quyền hạn, nhiệm vụ được xác định đặc thù. Tuy nhiên có thể nhìn nhận chung nhất các quyền hạn, tránh nhiệm như sau:
– Có năng lực tổ chức, điều hành, phối hợp xử lý thông tin trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
– Có năng lực tham mưu, quản lý; năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công việc; đề xuất, phối hợp với cấp có thẩm quyền hoàn thiện các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ được giao.
– Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị tại địa phương và các đơn vị thuộc ngành quản lý trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Mang đến hiệu quả phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung. Cũng như thúc đẩy tinh thần đoàn kết, xây dựng hiệu quả và tác động to lớn trong hoạt động quản lý.
– Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực quản lý của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Từ đó có được các nhìn nhận vi mô, vĩ mô để đưa ra các chiến lược, kế hoạch hoạt động hiệu quả.
– Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Chi cục, Cục, Tổng cục. Từ đó xác định các trách nhiệm, tư tưởng và hoạt động công việc chuyên môn.
– Hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn theo lĩnh vực công tác. Hiểu biết về khoa học quản lý, tổ chức, điều hành.
– Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước. Có tầm nhìn xa, mang đến hiệu quả và tác động lớn trong công việc quản lý, lãnh đạo.
Đảm bảo trình độ về năng lực, bên cạnh các tiêu chuẩn đặt ra cho chức danh lãnh đạo. Bao gồm:
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
– Các trình độ, chứng chỉ khác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghị định số 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành: Ngành thuế chủ động tham mưu, tổ chức triển khai hiệu quả các gói chính sách, giải pháp về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 1897/QĐ-BTC bổ nhiệm ông Mai Xuân Thành - Phó Tổng cục trưởng giao quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế từ ngày 6/9/2023.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, đồng chí Mai Xuân Thành đã có quá trình công tác 29 năm trong ngành Tài chính và đảm nhiệm nhiều vị trí công tác và cương vị lãnh đạo tại các khác nhau như: Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan); từ tháng 5/2018-14/2/2023 được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; từ ngày 15/2/2023 đến nay, đồng chí Mai Xuân Thành được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Trong quá trình công tác, đồng chí Mai Xuân Thành luôn thể hiện có năng lực quản lý, điều hành, trách nhiệm trong công việc; là cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ chuyên môn sâu, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm, có khả năng tập hợp quần chúng, có mối quan hệ phối hợp công tác tốt với các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính.
“Với trình độ, kinh nghiệm và năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính tin tưởng đồng chí Mai Xuân Thành sẽ cùng tập thể Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế điều hành ngành Thuế thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, tiếp tục phát huy được thành quả tốt đẹp của các thế hệ lãnh đạo đi trước”, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cùng Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế chúc mừng tân Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính và hứa sẽ cùng Ban Chấp hành Đảng bộ và tập thể Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế đoàn kết, thống nhất để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong đó, trọng tâm, ưu tiên trong những tháng cuối năm và cả năm 2023 là sẽ tiếp tục cùng với tập thể Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành Thuế bám sát và triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cơ quan Tổng cục Thuế nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh triển khai đúng tiến độ, lộ trình các chương trình hành động, kế hoạch, đề án cải cách hệ thống thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đã được Chính phủ, Bộ Tài chính phê duyệt. Đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số mạnh mẽ trong quản lý thuế, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý thuế...
Ngành Thuế cũng sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi dự toán thu ngân sách năm 2023 và các năm tiếp theo được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao.
Đồng thời, chủ động tham mưu, tổ chức triển khai hiệu quả các gói chính sách, giải pháp về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn tăng thu cho ngân sách nhà nước.