Chương Trình Khởi Nghiệp Sáng Tạo

Chương Trình Khởi Nghiệp Sáng Tạo

- Trường Đại học Công nghệ Thông tin là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng.

- Trường Đại học Công nghệ Thông tin là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng.

Hình thành môi trường đầu tư khởi nghiệp sáng tạo minh bạch

Tại hội thảo, đại diện Văn phòng Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) cho biết, trong những năm qua, Chính phủ đã và đang có những chính sách hỗ trợ đầu tư và huy động vốn nhất định. Tuy nhiên, việc huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn. Các rào cản và vướng mắc pháp lý làm hạn chế việc khơi thông nguồn vốn.

Bắt đầu từ năm 2019, Nghị định số 38/2018/NĐ-CP được ban hành với những quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (Nghị định 38), tạo động lực cho sự ra đời và phát triển của các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam.

Theo thống kê, hiện đang có khoảng 210 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động và đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, trong đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa được thành lập theo Nghị định 38 với tổng số vốn điều lệ đạt hơn 100 tỷ đồng. Số lượng nhà đầu tư thiên thần tuy không quá lớn nhưng cũng đang tăng dần.

Tuy nhiên, một thực tế là do phần lớn vốn đầu tư là nguồn vốn nước ngoài, các start-up Việt thường sẽ phải triển khai theo đề xuất của các nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện tái cơ cấu để nhận nguồn vốn hoạt động này. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài thường yêu cầu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tái cơ cấu để thành lập công ty mẹ tại nước ngoài, thường là Singapore, rồi rót vốn vào công ty mẹ này.

Điều đó có nghĩa rằng các cổ đông Việt Nam tại doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khi thực hiện tái cơ cấu sẽ phải thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài để thành lập công ty mẹ tại nước ngoài, rồi công ty mẹ lại cần thực hiện thủ tục đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, như vậy là hai lần thực hiện thủ tục đầu tư.

Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc Quỹ đầu tư BK Fund cho rằng, với quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Nghị định 38, bản chất pháp lý của quỹ là chưa rõ ràng, vận hành hoạt động còn nhiều vướng mắc và các chính sách ưu đãi chưa được quy định cụ thể. Khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sẽ yếu hơn với chính doanh nghiệp thông thường khác tại Việt Nam và đặc biệt không cạnh tranh được với quỹ đầu tư nước ngoài.

Thực trạng này dẫn đến hệ quả các nhà đầu tư Việt Nam sẽ ưu tiên lựa chọn thành lập công ty thông thường và thực hiện đầu tư (do tránh được những khó khăn về quan hệ và thủ tục giữa quỹ và công ty quản lý quỹ), và các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục thực hiện thành lập/triển khai quỹ tại nước ngoài.

Theo ông Hoàng Minh Đức, Luật sư cấp cao Công ty luật Duane Morris LLP, hành lang pháp lý được xây dựng cho hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam tuy tương đối mới nhưng đang dần được hoàn thiện, cho thấy nỗ lực của Nhà nước trong việc khuyến khích, hỗ trợ tối đa dành cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Tuy nhiên, Nghị định 38 bộc lộ nhiều nhược điểm, trong đó có việc hạn chế quỹ đầu tư nội đầu tư ra nước ngoài cùng start-up. Hơn nữa, hiện nay không có quy định rõ ràng về start-up nên dẫn đến khó khăn khi áp dụng các ưu đãi...

Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển mô hình quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và hình thành một môi trường đầu tư khởi nghiệp sáng tạo minh bạch và an toàn sẽ tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiếp cận được nguồn vốn nội và vốn ngoại thực chất và hiệu quả, đồng thời giúp các nhà đầu tư thoát khỏi những lúng túng trong quá trình tổ chức hình thức đầu tư phù hợp với mong muốn của mình.

Các quy định pháp luật, vì thế cần hoàn thiện một cách linh hoạt và rõ ràng hơn để các nhà đầu tư có thể rót vốn cũng như rút vốn một cách hanh thông và chủ động, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với tiềm lực tài chính dồi dào và khởi sắc hơn nữa.

Hiện nay, cụm từ start-up đã trở nên phổ biến tuy nhiên nhiều người vẫn chưa phân biệt được start-up, tức là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, với khởi nghiệp hay lập nghiệp. Về vấn đề này, người phát ngôn của Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Bùi Thế Duy cho biết: "Khởi nghiệp hay lập nghiệp thường gắn liền với các DN vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu trong nước trong khi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lại có đặc thù khác biệt".

"Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới. Tức là các DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải có gì đó khác biệt không chỉ với các DN ở trong nước, với tất cả các công ty trước đây và cả với các DN khác trên thế giới. Vì đặc điểm đó nên DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nhanh, ví dụ như Facebook, Google chả hạn, thế nên chỉ trong 2-3 năm đã phát triển để trở thành các tập đoàn lớn", ông Bùi Thế Duy - Chánh văn phòng Bộ KH&CN - phân biệt.

Ông Bùi Thế Duy cho biết, DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có những điểm đặc thù riêng.

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã tăng lên tới 25.000. Đây là con số đáng mừng cả về số lượng lẫn quy mô vốn và được cho là phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh tế chính trị thế giới, yếu tố nội tại của Việt Nam, điều kiện của hệ thống chính trị cũng như vai trò của Bộ KH&CN.

Liên quan đến Hệ sinh thải khởi nghiệp, ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về đề án phát triển Hệ sinh thải khởi nghiệp đến năm 2025. Đây là quyết định quan trọng giúp Việt Nam có cơ sở để xây dựng hành lang pháp lý cũng như mục tiêu, nội dung cụ thể để phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp.

Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ Trần Xuân Đích cho hay, trên cơ sở quyết định số 844, Bộ KH&CN đã triển khai nhiều nội dung để xây dựng Hệ sinh thải khởi nghiệp. Theo ông Đích, Bộ KH&CN đã triển khai 4 công việc cụ thể.

"Đầu tiên là về hành lang pháp lý để có nhân tố cho Hệ sinh thải khởi nghiệp hoạt động ổn định, bền vững và phát triển. Công việc thứ hai là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho Quốc gia khởi nghiệp để các bạn sinh viên, đặc biệt là các trường đại học khối kinh tế, kỹ thuật có niềm đam mê có khát vọng hơn, tự mình có thể khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Công việc thứ ba là đào tạo. Chúng tôi đã đưa vào đào tạo trong trường đại học, đào tạo cho chuyên gia, sinh viên kiến thức kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Và cuối cùng là kết nối các nhà khởi nghiệp với các nhà đầu tư, quỹ khởi nghiệp, tổ chức các kỳ thi như Techfest", ông Trần Xuân Đích chia sẻ.

Hiện có hơn 30 quỹ dầu tư mạo hiểm nước ngoài "hùn vốn" cho các start-up Việt.

Hiện có khoảng 30 quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đang đầu tư vào lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam với quy mô vốn lên tới hàng triệu USD. Tổng số thương vụ đầu tư mạo hiểm năm 2012 là 25, năm 2015 là 67 và hiện có thể tiếp tục tăng cao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!