Ngành Dược luôn là ngành nghề không bao giờ hết “hot” trong những năm qua với số lượng người đăng ký xét tuyển lớn trong mỗi mùa tuyển sinh. Cũng bởi vậy mà ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại các trường Đại học Y Dược rất cao. Vì thế mà đã có rất nhiều thí sinh thay vì đăng ký vào Đại học Dược thì việc chọn Cao đẳng Dược để theo học sẽ lý tưởng hơn. Vậy Dược sĩ Cao đẳng ra trường làm gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Ngành Dược luôn là ngành nghề không bao giờ hết “hot” trong những năm qua với số lượng người đăng ký xét tuyển lớn trong mỗi mùa tuyển sinh. Cũng bởi vậy mà ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại các trường Đại học Y Dược rất cao. Vì thế mà đã có rất nhiều thí sinh thay vì đăng ký vào Đại học Dược thì việc chọn Cao đẳng Dược để theo học sẽ lý tưởng hơn. Vậy Dược sĩ Cao đẳng ra trường làm gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược, sinh viên ra trường có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau như: giám sát quá trình sản xuất thuốc tại các viện nghiên cứu và doanh nghiệp dược, kiểm tra và quản lý chất lượng thuốc, nghiên cứu và bào chế dược phẩm, sản xuất thuốc trong các nhà máy, bán thuốc tại nhà, hoặc làm trình dược viên.
Dược sĩ không chỉ có thể bán thuốc tại các quầy thuốc, nhà thuốc như nhiều người nghĩ mà còn có thể làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu điển hình như Viện Dược liệu, Viện kiểm nghiệm, Viện dịch tễ, Y học cổ truyền hoặc thậm chí là những Trường đào tạo Y Dược…
Học cao đẳng dược ra trường dược sĩ có thể kàm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc. Trong xưởng sản xuất dược phẩm, để thúc đẩy hiệu quả, thời gian bảo quản và độ bền sinh lý cho thuốc, công việc của Dược sĩ sẽ quản lý các máy móc và liên kết với bộ phận phân tích, tư vấn các phương pháp bào chế thuốc. Sau đó, để phân phối sản phẩm một cách tốt nhất, bạn sẽ liên hệ với phòng kinh doanh để cung cấp sản phẩm.
Học Dược để trở thành kiểm nghiệm viên cũng là một mảng rất hấp dẫn trong ngành Dược. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại Viện Kiểm nghiệm Trung ương, các trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, phòng kiểm nghiệm của các xí nghiệp và công ty.
Kiểm nghiệm và phân tích thuốc là một ngành nghề mới dành cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Dược. Đây là công việc phù hợp với những bạn có tính cách tỉ mỉ, kiên nhẫn và có kiến thức chuyên môn cao.
Tuy là ngành nghề triển vọng nhưng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực khá khắt khe. Do đó, sinh viên ngành Dược muốn trở thành kiểm nghiệm viên kiểm định chất lượng cần phải được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp và bài bản.
Phân phối và lưu thông thuốc cũng là một bước cực kỳ quan trọng để đưa thuốc đến mọi người trong cộng đồng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Với tình hình hiện nay ở Việt Nam, đa số thuốc vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, điều này làm cho ngành này trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều dược sĩ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Dược có thể tham gia vào bất kỳ một khâu nào trong hệ thống phân phối thuốc từ cấp trung ương cho đến cấp địa phương.
Khi tốt nghiệp Cao đẳng ngành Dược, sinh viên có thể hoàn toàn trở thành một nhân viên Marketing liên quan đến Dược. Ngành này phù hợp với nhưng bạn sinh viên năng động, thích đổi mới và có khả khiếu trong ngành Marketing.
Bên cạnh đó, tốt nghiệp Cao đẳng Dược còn có thể tham gia dạy học tại các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc. Điều này phụ thuộc vào năng lực và trình độ, từ đó sẽ có được các vị trí và nhiệm vụ khác nhau khi học Dược. Công việc của những sinh viên theo đuổi ngành Dược không bị giới hạn chỉ trong không gian của một quầy thuốc.
Đây là công việc rất tiềm năng được phần lớn Dược sĩ Cao đẳng, Đại học lựa chọn sau khi ra trường. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chỉ và kiến thức chuyên ngành tốt. Ngoài lựa chọn làm việc ở những doanh nghiệp nhà nước, chúng ta còn có cơ hội làm việc tại công ty dược phẩm tư nhân hay hấp dẫn hơn là doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài với mức lương đáng mơ ước.
Dù tốt nghiệp ngành Dược hệ Cao đẳng hay Đại học thì sinh viên vẫn có thể đảm nhận các công việc sau:
Tuỳ thuộc vào bằng cấp, chất lượng đào tạo và năng lực bản thân mà Dược sĩ có thể làm việc ở những vị trí khác nhau. Cụ thể:
Nếu có trình độ học vấn và năng lực tốt thì Dược sĩ hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí Giảng viên Dược. Chỉ cần có thêm một tấm chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm thì người làm hoàn toàn có cơ hội đứng lớp và chia sẻ kiến thức cho sinh viên. Cơ hội việc làm ở vị trí này cũng tương đối lớn vì hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đều tuyển dụng chức vụ này.
Thí sinh đăng ký học theo 3 hình thức sau: Cách 1: Đăng ký xét tuyển trực tuyến https://dangky.caodangyduocvietnam.edu.vn/mypage/38557.html Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại các địa chỉ đào tạo Cách 3: Gọi điện đăng ký trực tiếp qua số hotline 0899.519.666
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Dược có thể làm việc quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống ngành dược từ cấp Trung ương như tại Cục Quản lý Dược, Vụ Khoa học và Đào tạo của Bộ Y tế cho đến cấp địa phương.
Lấy, xử lý hoặc hủy mẫu kiểm nghiệm; Kiểm tra chất lượng mẫu, tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả và quản lý hoạt động thử nghiệm.
Giám sát, kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo quy trình chuẩn.
Kiểm tra, nhập và sắp xếp, bảo quản, tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng; Bán thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư y tế,…
Tìm, chọn địa điểm mở quầy, các mặt hàng kinh doanh, thiết bị máy móc; Chọn nhà cung cấp; Đề ra chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế; Thực hiện công tác tuyển dụng, tổ chức nhân sự; Bán lẻ thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư y tế,…
Nhập và xuất, sắp xếp, bảo quản thành phẩm; Giao hàng, xử lý thuốc khi bị thu hồi hoặc trả về; Vệ sinh kho, đảm bảo kho an toàn; Kiểm tra, kiểm soát hàng hóa về số lượng, hạn sử dụng, chất lượng,…
Thực hiện công việc của nhân viên kho; Tổ chức lao động trong kho; Quản lý hàng hóa, các thiết bị,…
Giới thiệu, bán sản phẩm, phát triển thị trường của doanh nghiệp Dược đến các cán bộ y tế, các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc, quầy thuốc,…
Thực hiện lập kế hoạch dự trù, kiểm nhập, sắp xếp, cấp phát, bảo quản thuốc – hóa chất – vật tư y tế – dược liệu; Kiểm kê kho, thống kê, theo dõi, báo cáo số liệu hàng hóa; Pha chế, kiểm tra chất lượng thuốc; Các nghiệp vụ về Dược; Bán lẻ thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế,… tại nhà thuốc bệnh viện.
Qua đó có thể thấy mỗi vị trí việc làm có phạm vi công việc và nhiệm vụ đặc thù riêng. Và sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược sinh viên hoàn toàn đủ các điều kiện cần thiết đảm đương các công việc trên.
Không phủ nhận tiềm năng ngành Dược hiện tại và trong tương lai. Nhưng để trở thành một phần của thế hệ Dược sĩ, Trình dược viên,… kế cận chuyên môn cao đòi hỏi người học có các kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng mềm phù hợp.
Tính chất công việc ở lĩnh vực này là người làm sẽ chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành Dược nước ta. Dược sĩ đảm nhiệm công việc này không những cần có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn phải rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm đặc trưng như kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống…
Vị trí làm việc có thể ở tuyến Trung ương như Cục quản lý Dược và Vụ khoa học – Đào tạo,… của Bộ Y tế hoặc tuyến địa phương như: Phòng quản lý ngành nghề Y Dược tư nhân, trung tâm Y tế cấp quận huyện, xã, phường hoặc Phòng nghiệp vụ Dược,..