Các Loại Chè Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Các Loại Chè Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Có 3 loại chè xuất khẩu chủ yếu của Việt là chè đen, chè xanh và chè nguyên liệu.

Có 3 loại chè xuất khẩu chủ yếu của Việt là chè đen, chè xanh và chè nguyên liệu.

Tình hình cà phê ở Việt Nam từ 2022 đến đầu 2024

Nước ta hiện có diện tích cà phê lớn thứ 6 thế giới với tổng diện tích đạt 710,66 nghìn ha cà phê, tập trung chủ yếu ở 5 tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đak lak, Đak Nông và Lâm Đồng. Với diện tích chiếm 91,2% tổng diện tích trên cả nước.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn thì năng suất cà phê từ nước ta cao nhất thế giới. Trong niên vụ 2021 – 2022, sản lượng cà phê Việt Nam đã đạt hơn 1,8 triệu tấn. Với khối  lượng cà phê xuất khẩu đạt 1,77 triệu tấn, giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 sau Brazil.

Trong năm 2023, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 1,62 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2022. Nhưng kim ngạch đạt mức cao kỷ lục với hơn 4,24 tỷ USD, tăng 4,6% nếu so với năm 2022. Giá cà phê xuất khẩu năm 2023 bình quân đạt được 2.614 USD/ tấn, tăng hơn 14,5% so với năm 2022.

Hôm ngày 2/4/2024, Bộ Nông Nghiệp Việt Nam đã báo cáo xuất khẩu cà phê quý 1 của nước Việt Nam đã tăng 8,3% ( 599.000 tấn ) nếu so với cùng kỳ năm ngoái.

Các loại cà phê ở Việt Nam nổi tiếng

Các loại cà phê ở Việt Nam thì có rất nhiều loại với các đặc trưng hương vị khác nhau. Tiếp theo đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại cà phê nổi tiếng tại Việt Nam nhé.

Cà phê Arabica là một loại cà phê có hạt dài, được trồng với độ cao trên 600m. Quả Arabica sẽ được thu hoạch rồi lên men, sau đó rửa sạch và sấy. Hương vị của cà phê Arabica sẽ hơi chua, người ta thường ví hương vị chua này giống như khi ăn chanh, vị sẽ chua nhưng sau đó bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của vỏ ngay lập tức. Loại cà phê bền vững này được trồng ở các khu vực có khí hậu mát mẻ và nó chiếm tới ⅔ tổng số lượng cà phê trên thế giới hiện nay.

Đây là một trong các loại cà phê ở Việt Nam được gọi với một cái tên khác là cà phê vối. Robusta là loại cà phê cực kỳ thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Hằng năm cà phê này đạt 90% – 95% tổng sản lượng cà phê. Loại cà phê Việt Nam này có vị không chua, mùi hương thơm nồng, có độ cafein cao rất thích hợp với khẩu vị của người Việt.

Hạt của cà phê Robusta sẽ nhỏ hơn hạt cà phê Arabica. Loại này không được lên men mà phải sấy trực tiếp và vị đắng chiếm chủ yếu. Cà phê Robusta được trồng ở độ cao thấp hơn 600m ở khí hậu nhiệt đới và có mặt tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam thì Robusta chiếm ⅓ tổng sản lượng tiêu thụ cà phê trên toàn thế giới.

Cà phê Culi là một các loại cà phê Việt Nam vô cùng đặc biệt, chúng là những hạt cà phê to và trong một trái cà phê thì chỉ có duy nhất một hạt. Cà phê Culi có vị đắng gắt, nước màu đen sóng sánh và hàm lượng cafein cao.

Thường thì một trái cà phê sẽ có 2 nhân và hạt cà phê sẽ có hình dạng dẹp, nhưng do biến đổi nên trái cà phê chỉ còn có 1 hạt. Cà phê Culi có một hạt nên chúng sẽ hình thành phát triển mới hình dạng to tròn. Để đảm bảo cho chất lượng cà phê thì cà phê Culi được tách riêng và được rang xay riêng. Cà phê Culi sau khi đã tách khỏi các hạt cà phê dẹp thì được bán như một dòng cà phê đặc trưng.

Cà phê Cherry còn được gọi là cà phê mít là một trong các loại cà phê Việt Nam có tên khoa học là Coffea Liberica hoặc Coffea Excelsa thuộc họ Thiền Thảo. Thiền Thảo là nhánh thứ ba trong số những loại cà phê được trồng sau Robusta và Arabica. Do kích thước của lá và cây khá giống với cây mít cho nên nó được đặt tên là cà phê mít. Cà phê Việt Nam Cherry phù hợp với rất nhiều kiểu khí hậu và có khả năng chống lại các loại sâu bệnh rất tốt. Tuy nhiên, vì chúng có độ chua khá cao nên rất ít được trồng và cà phê Cherry chỉ chiếm khoảng 1% tổng lượng cà phê tiêu thụ của thế giới.

Cà phê moka chính là một trong những dòng cà phê cực kỳ nổi tiếng thuộc chi Arabica. Cà phê Moka là một chủng loại cà phê thuộc giống Arabica. Moka cùng họ với các loại cà phê ngon nổi tiếng như: Bourbon, Icatu, Typica hay Mundo Novo.

Ở Việt Nam, Moka là cà phê hiếm, luôn có giá thành cao hơn các loại cà phê khác. Hạt cà phê moka lớn và đẹp hơn rất nhiều so với những giống khác. Hương thơm của Moka vô cùng đặc biệt, rất sang trọng và ngây ngất, có vị chua thanh thoát, phù hợp dành cho người sành điệu.

Cà phê chồn là một trong các loại cà phê Việt Nam vô cùng nổi tiếng. Nó còn được biết với tên gọi cà phê phân chồn hay là Kopi Luwak, là loại cà phê được con người chế biến ra từ phân của con chồn hương.

Các hạt cà phê sau khi chín và thu hoạch xong thì sẽ đem mang cho chồn ăn, với khả năng khứu giác nhạy bén thì chồn hương sẽ chọn lọc ra những hạt cà phê chất lượng, ngon và chúng sẽ nhả bỏ đi lớp vỏ bên ngoài còn lại chúng chỉ nuốt phần hạt và thịt bên trong trái cà phê.

Các hạt cà phê này thì chồn hương sẽ không thể tiêu hoá được cho nên chúng sẽ thải ra ngoài đi cùng với phân của nó. Nhờ vào quá trình lên men và lượng enzym trong dạ dày chồn hương giúp cho hạt cà phê có kết cấu giòn và cứng hơn. Sau khi rang xong, lượng protein cũng ít hơn và mang đến một hương vị tuyệt vời, thơm ngon đặc trưng so với các loại cà phê Việt Nam khác.

Giống cà phê Catuai được tạo ra vào năm 1949 thông qua quá trình lai tạo giữa cây Caturra vàng (một biến thể của cây Bourbon) và cây Mundo Novo (một biến thể từ việc lai tạo giữa cây Typica và cây Bourbon). Catuai đã được nhập khẩu từ Cuba vào Việt Nam từ những năm 1980. Ban đầu, chúng chỉ được trồng tại các đồn điền ở vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An. Sau đó, Catuai đã dần lan rộng đến các vùng miền khác của Việt Nam như Khe Sanh – Quảng Trị, Đà Lạt – Lâm Đồng, cũng như các vùng như Sơn La, Điện Biên,..

Khi được ra ở mức trung bình, cà phê Catuai thường mang đậm đà hương vị. Hòa quyện giữa hương trái cây tươi, vị của trà đen, và một chút hương thơm của nhân sâm. Với sự cân bằng giữa vị chua và ngọt, cà phê Catuai ít đắng, tạo ra một trải nghiệm cân đối và dễ chịu cho người uống.

Không hào nhoáng, không ồn ào, nhưng Bourbon chính là “bà hoàng” trong thế giới cà phê. Cà phê Bourbon được tìm thấy lần đầu tại hòn đảo Reunion hay Bourbon thuộc Madagascar.  Vào những năm đầu thế kỷ 18, người pháp đã thành công đưa giống cà phê này đi khắp Châu Phi. Tại Việt Nam, giống cà phê Bourbon được trồng tại Đà Lạt với số lượng vô cùng hiếm (khoảng 500 cây). Đây được xem là dòng cà phê có giá trị cao nhất và có chất lượng ngang với các loại cà phê ngon nhất thế giới.

Cà phê Bourbon thiên về vị ngọt pha chút chua. Do sở hữu hàm lượng axit hữu cơ cao nên các tầng vị của Bourbon khá phức tạp, đan xen vào nhau nhưng không kém phần tinh tế. Khi thưởng thức 1 tách cà phê Bourbon, vị giác sẽ được chiêu đãi bằng bữa tiệc của các hương vị. Ngay sau khi uống là sự thích thú khắp vòm miệng, tiếp đến là sự cân bằng và cuối cùng là hậu vị chua thanh.

Cà phê Catimor là sự kết hợp độc đáo – đứa con lai từ Robusta và Arabica. Giống cà phê này sở hữu những ưu điểm vượt trội nhất và khả năng chống chịu sâu bệnh cao.

Độ cao hoàn hảo để trồng trái cà phê Catimor là từ  700-1000m. Cà phê Catimor được trồng rộng rãi tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, bao gồm Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Trị, Nghệ An, và Sơn La…

Hương vị của cà phê Catimor thường mang đậm chất của cà phê Arabica, nhưng lại có những đặc điểm riêng biệt. Thay vì giữ nguyên hương vị truyền thống của Arabica, Catimor mang đến một vị đắng nhẹ nhàng, dễ chịu, gợi nhớ đến hương vị của cà phê Mandeling từ Indonesia.

Typica được xem là “người mẹ” của các giống cà phê hiện đại. Cà phê Typica thuộc nhóm cà phê Arabica thuần chủng được cho là một trong những giống cà phê đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Typica được cho là có nguồn gốc từ các khu rừng nguyên sơ ở Tây Nam Ethiopia. Loại cà phê này đã du nhập vào Việt Nam từ trước năm 1988. Hiện nay. Cà phê Typica chủ yếu được trồng tại Cầu Đất. Đà Lạt với sản lượng đạt 3 tấn mỗi năm.

Sở hữu hương đầy quyến rũ và vị ngọt dịu, chua đắng xen kẽ và cộng hưởng với nhau. Sự kết hợp độc đáo này đã đưa Typica đến khắp nơi và được trồng rộng rãi trên thế giới.

Cà phê Pacamara là một giống cà phê được lai tạo từ hai giống cà phê khác nhau là Pacas và Maragogipe. Cả hai đều là các biến thể từ các loại hạt Typica và Bourbon. Tương tự như Maragogipe, hạt cà phê Pacamara có kích thước rất lớn, đôi khi được gọi là “hạt voi” do kích thước của chúng. Tại Việt Nam, Cà phê Pacamara được trồng tại Đà Lạt với những câu chuyện xoay quanh rất thú vị.

Cà phê Pacamara thường được coi là một trong những loại cà phê ngon và đặc trưng với một hậu vị lưu luyến đặc biệt. Hương vị của chúng là kết hợp tuyệt vời giữa đắng dịu, chua thanh, và các hương vị phức tạp khác nhau. Điều này tạo ra một trải nghiệm cà phê phong phú và đa chiều, chiều lòng cả những người uống cà phê khó tính nhất.